Những sự kiện nổi bật của ngành giáo dục trong năm 2018

31/12/2018 07:30
Thùy Linh
(GDVN) - Năm 2018, là năm sôi động của ngành giáo dục với nhiều thay đổi tích cực, gặt hái thành công nhưng cũng không ít sự kiện nóng, gây sốc dư luận...

LTS: Năm 2018 đã đi đến ngày những ngày cuối cùng, nhìn lại một năm hoạt động của ngành giáo dục với rất nhiều những sự kiện được báo chí đặc biệt quan tâm khiến chúng ta suy ngẫm nhiều điều. 

Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bình chọn một số sự kiện nổi bật của ngành trong năm 2018. 

Tòa soạn hoan nghênh và tiếp thu các ý kiến đóng góp của độc giả cả nước về các bình chọn này, cũng như bổ sung khác!

Thành tích cao trên đấu trường quốc tế

Năm 2018, 38/38 lượt học sinh thuộc 7 đội tuyển dự Olympic khu vực và quốc tế đều đoạt huy chương, trong đó có 13 huy chương vàng, 14 huy chương bạc, 11 huy chương đồng. 

Biểu đồ kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế từ năm 2007-2018 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Biểu đồ kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế từ năm 2007-2018 (Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Đặc biệt, ở kỳ Olympic Sinh học quốc tế, Nguyễn Phương Thảo (Trường Trung học phổ thông Chuyên Khoa học Tự nhiên) đã đứng đầu trong số 261 thí sinh và được vinh danh The first winner (người chiến thắng cuộc thi). Đây cũng là lần đầu tiên, đội tuyển Sinh học có điểm cao nhất cuộc thi. 

Ở bậc đại học, 2018 cũng là năm đầu tiên 2 cơ sở đào tạo đại học lọt vào top 1.000 trường của thế giới.

Nhiều vụ bạo lực học đường gây bức xúc

Bên cạnh những vụ bạo lực học đường như đánh trẻ mầm non thì năm 2018 “từ khóa” mắng chửi, quỳ gối, tát má… đã xuất hiện thành chuỗi nổi bật trong nhà trường năm 2018. 

Cuối tháng 1, ở Long An, một cô giáo tiểu học bắt học sinh quỳ gối, ngay sau đó đã bị phụ huynh trừng phạt với yêu cầu tương tự. 

Đến tháng 3, một phụ huynh ở Nghệ An cũng lao vào trường bắt cô giáo mầm non đang mang thai phải quỳ gối do nghi ngờ đánh con mình..

Đầu tháng 4, tại Hải Phòng một cô giáo trẻ đã bắt học sinh lớp 3 uống nước giặt giẻ lau bảng. 

Bên cạnh những vụ bạo lực học đường như đánh trẻ mầm non thì năm 2018 “từ khóa” mắng chửi, quỳ gối, tát má… đã xuất hiện thành chuỗi nổi bật trong nhà trường năm 2018.
Bên cạnh những vụ bạo lực học đường như đánh trẻ mầm non thì năm 2018 “từ khóa” mắng chửi, quỳ gối, tát má… đã xuất hiện thành chuỗi nổi bật trong nhà trường năm 2018.

Sau ngày 20/11, sự kiện rúng động "231 cái tát" đã xảy ra ở Quảng Bình.

Ngay sau đó, tại Hà Nội lại nổi lên vụ cô giáo tiểu học để trẻ lớp 2 tát bạn 50 cái. 

Góc khuất của ngành giáo dục còn được biểu hiện qua một vụ bạo hành tốn nhiều giấy mực khác là trường hợp cô giáo dạy Toán ở Thành phố Hồ Chí Minh lên lớp không nói gì trong 4 tháng với học sinh.

Đầu tháng 12, một nữ phụ huynh vào tận trường học ở Bạc Liêu chửi mắng và quay clip đăng Facebook xúc phạm thầy giáo vì cái quần của con gái bị mất…

Và khi năm 2018 chuẩn bị khép lại thì sự việc đau lòng nhiều nam sinh Trường phổ thông dân tộc nội trú trung học cơ sở huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) tố bị hiệu trưởng nhà trường là ông Đinh Bằng My lạm dụng tình dục.

Đến ngày 15/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Sơn đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự tội “Dâm ô đối với người dưới 16 tuổi” đối với ông Đinh Bằng My…

Sau mỗi sự kiện, cách xử lý thường thấy là kỷ luật người liên quan, nặng nhất là cách chức hiệu trưởng hay khai trừ Đảng với phụ huynh. 

Gian lận thi cử liên tỉnh

Năm 2018 xảy ra vụ gian lận điểm thi trung học phổ thông quốc gia được cho là nghiêm trọng nhất trong nhiều năm. 

347 bài thi bị can thiệp điểm được phát hiện ở Hà Giang và Sơn La. Nhiều bài thi trắc nghiệm ở Sơn La và Hòa Bình có dấu hiệu bị tẩy xóa nhưng không khôi phục được bài gốc. 

Hàng trăm bài thi trung học phổ thông quốc gia của thí sinh Hà Giang từ 0 -2 điểm bỗng chốc được phù phép thành điểm 9, biến học sinh trung bình thành "tốp 10 cả nước".

Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), một điểm chung trong tiêu cực thi cử tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình thời gian qua là sai phạm có chủ đích, có ý đồ từ trước của một số cá nhân. (Ảnh minh họa: VTV)
Theo ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ Giáo dục và Đào tạo), một điểm chung trong tiêu cực thi cử tại Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình thời gian qua là sai phạm có chủ đích, có ý đồ từ trước của một số cá nhân. (Ảnh minh họa: VTV)

Chưa bao giờ, hàng chục cán bộ là quản lý giáo dục cấp sở, phòng hoặc hiệu trưởng, hiệu phó các trường phổ thông bỗng vướng vào vòng lao lý: người bị bắt tạm giam, kẻ bị truy tố.

Đến đầu tháng 12, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra phương án thi trung học phổ thông quốc gia cho năm 2019, với những điều chỉnh kỹ thuật nhằm hạn chế thấp nhất tiêu cực. 

Lùm xùm vấn đề sách giáo khoa độc quyền 

Mỗi năm, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo độc quyền về phát hành sách giáo khoa - in hơn 100 triệu bản, phần lớn dùng một lần rồi bỏ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có phá bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải rút khỏi việc kinh doanh sách giáo khoa và thiết bị dạy học mới giải quyết được tận gốc ung nhọt của 1 chương trình 1 bộ sách giáo khoa - chương trình 2000. (Ảnh cắt từ video của VTV)
Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có phá bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải rút khỏi việc kinh doanh sách giáo khoa và thiết bị dạy học mới giải quyết được tận gốc ung nhọt của 1 chương trình 1 bộ sách giáo khoa - chương trình 2000. (Ảnh cắt từ video của VTV)

Theo Nhà xuất bản này, sách giáo khoa chiếm 60% doanh thu, gây lỗ 40 tỷ đồng mỗi năm. Các mảng khác chỉ chiếm 40% doanh thu mang lại 150 tỷ đồng lợi nhuận. Điều khiến dư luận thắc mắc là dù liên tục lỗ, chiết khấu sách giáo khoa vẫn ở mức cao, lên đến 250 tỷ đồng/năm.

Nhiều chuyên gia cho rằng, chỉ có phá bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa, Bộ Giáo dục và Đào tạo phải rút khỏi việc kinh doanh sách giáo khoa và thiết bị dạy học mới giải quyết được tận gốc ung nhọt của 1 chương trình 1 bộ sách giáo khoa - chương trình 2000. 

Trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo là xây dựng sân chơi và hành lang pháp lý công bằng, minh bạch cho các nhà khoa học tham gia; để học sinh, cha mẹ học sinh và giáo viên được quyết định sử dụng học liệu nào cho hiệu quả nhất và đạt được mục tiêu giáo dục.

Thông qua Luật Giáo dục Đại học, bàn thảo về dự thảo Luật Giáo dục 

Sửa Luật Giáo dục và Luật Giáo dục Đại học là 2 công việc vĩ mô đáng chú ý của ngành giáo dục trong năm 2018.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua hồi cuối tháng 11 với 84% số phiếu.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua hồi cuối tháng 11 với 84% số phiếu.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đã được Quốc hội thông qua hồi cuối tháng 11 với 84% số phiếu.

Luật Giáo dục Đại học đã được sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới một điều; bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật.

Triết lý giáo dục

Năm 2018, từ khóa "triết lý giáo dục" một lần nữa được đưa ra thảo luận khi mổ xẻ các vụ việc bạo hành, hay tranh luận tại diễn đàn sửa luật. 

Năm 2018, từ khóa "triết lý giáo dục" một lần nữa được đưa ra thảo luận khi mổ xẻ các vụ việc bạo hành, hay tranh luận tại diễn đàn sửa luật.
Năm 2018, từ khóa "triết lý giáo dục" một lần nữa được đưa ra thảo luận khi mổ xẻ các vụ việc bạo hành, hay tranh luận tại diễn đàn sửa luật.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khi hồi đáp các ý kiến của đại biểu Quốc cho biết đã chỉ đạo một nhóm nghiên cứu ở đề tài cấp quốc gia và nghiên cứu thật sự cẩn thận để tạo sự thống nhất cao về triết lý giáo dục trong mục tiêu và nguyên lý giáo dục để có định hướng trong chỉ đạo các hoạt động của giáo dục tới đây.

Bê bối công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư 

Năm 2018, số lượng ứng viên đạt tiêu chuẩn cao kỷ lục trong vòng 41 năm xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư khiến nhiều người lo ngại về “chuyến tàu vét” trước khi quy định 174 hết hiệu lực. 

Sau khi báo chí lên tiếng, dư luận bức xúc, 41 người bị loại vì không đủ điều kiện chức danh giáo sư, phó giáo sư. 

Thùy Linh