“Nhân tài học xong ai cũng muốn về cống hiến cho đất nước, nhưng....”

26/11/2016 08:33
An Nguyên
(GDVN) - Nhiều nhân tài học học xong cũng mong muốn trở về cống hiến cho đất nước nhưng họ vẫn canh cánh nỗi lo môi trường làm việc còn nhiều bất cập, bế tắc.

Chia sẻ với Báo điện tử Giáo Dục Việt Nam, anh Bùi Kim Luận, hiện đang là nghiên cứu sinh Tiến sĩ Đại học Dong-A (Busan, Hàn Quốc) về nỗi lo lắng khi chọn con đường quay về nước lập nghiệp.

Đi học để trở về

Luận sinh ra và lớn lên ở mảnh đất miền trung nhiều nắng, gió. Nỗi cơ cực, vất vả của gia đình khiến cậu học trò càng quyết tâm học thành tài.

Sau khi tốt nghiệp Đại học, Luận xin được học bổng sang Hàn Quốc học Thạc sĩ rồi lên Tiến sĩ tại Đại học Dong-A.

Luận lúc còn giảng dạy tại trường đại học Sehan (Hàn Quốc). Ảnh do nhân vật cung cấp
Luận lúc còn giảng dạy tại trường đại học Sehan (Hàn Quốc). Ảnh do nhân vật cung cấp

“Vào tháng ba sang năm mình sẽ sang lại Hàn Quốc để bảo vệ luận án Tiến sĩ. Bảo vệ xong thì mình sẽ về nước làm việc, phát triển khả năng để cống hiến cho quê hương” Luận nói.

Nhân tài nhận tiền tỷ du học rồi...vỗ cánh bay, một đi không hẹn ngày về (GDVN) - “Cuộc chiến” giữa các nhân tài và chính quyền TP.Đà Nẵng nổ ra đã phát lộ những bất cập của mô hình chi tiền ngân sách cho cán bộ đi học nước ngoài.

Nhân tài nhận tiền tỷ du học rồi...vỗ cánh bay, một đi không hẹn ngày về

(GDVN) - “Cuộc chiến” giữa các nhân tài và chính quyền TP.Đà Nẵng nổ ra đã phát lộ những bất cập của mô hình chi tiền ngân sách cho cán bộ đi học nước ngoài.

Chia sẻ về quyết định này, Luận cho biết đã nhận được rất nhiều phản đối từ bạn bè, đồng nghiệp. Tất cả đều bày tỏ lo lắng về cuộc sống, công việc của Luận khi về nước.

“Ở Hàn Quốc, mình đã có gần năm năm làm việc và học tập. Mình từng làm ở Công ty quản lý lao động nước ngoài (Hàn Quốc) với mức lương khoảng 1.700 USD/tháng. Nhưng do học lên Tiến sĩ nên nghỉ để vừa học vừa làm dự án BK21+ (KoreaBrain 21+), sau đó giảng dạy tại Đại Học Sehan” Luận cho biết.

Ngoài ra, du học sinh này hiện đang làm Tổng vụ cho Học hội Văn hóa du lịch Hàn Quốc (môi trường học thuật).

Với công việc có mức lương khá cũng như kết quả học tập tốt thì anh có thể định cư lâu dài ở Hàn Quốc.

Việc Luận chọn con đường trở về đã khiến mọi người bất ngờ.

“Dù rằng cuộc sống ở miền Trung còn vất vả nhưng mình đi học là xác định trở về, để cống hiến và xây dựng quê hương. Bạn bè, người thân, đồng nghiệp cho rằng ở Hàn Quốc sẽ tốt hơn, môi trường làm việc cũng như mức thu nhập sẽ ổn định hơn. Nhưng tôi vẫn chọn về” Luận tâm sự.

Được nhiều đơn vị ở TP.HCM chào mời về làm việc với chế độ đãi ngộ cao nhưng Luận lại chọn Đà Nẵng.

Thành phố này đang định hướng phát triển về du lịch. Hiện cả miền Trung cũng đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao từ nước ngoài về. Và tôi muốn thử sức trong môi trường ấy” Luận nói.

“80% du học sinh không muốn về”

Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Dong-A, Luận đã có một khảo sát khiến không ít người giật mình.

“Năm 2014, mình có làm một khảo sát về sinh hoạt của Du học sinh Việt Nam tại Hàn Quốc (tự cá nhân làm để nghiên cứu) thì có khoảng 80% là chọn con đường không trở về Việt Nam mà ở lại kiếm việc làm hoặc đi sang một nước thứ ba. 20% chọn con đường về hoặc đang lưỡng lự” Luận cho biết.

Lý do mà các du học sinh không muốn về nước làm việc là họ lo sợ về chất lượng môi trường sống, thu nhập thấp, môi trường làm việc bấp bênh, còn quan liêu, bao cấp...

Cựu bí thư Nguyễn Sự: Chính quyền kiện là đúng, nhưng cũng phải xem lại mình (GDVN) - Nhưng chính quyền cũng nên xem lại đã sử dụng hết nguồn lực được đào tạo hay chưa? Có tình trạng học viên đào tạo về vẫn “ngồi chơi xơi nước không? ông Sự nói.

Cựu bí thư Nguyễn Sự: Chính quyền kiện là đúng, nhưng cũng phải xem lại mình

(GDVN) - Nhưng chính quyền cũng nên xem lại đã sử dụng hết nguồn lực được đào tạo hay chưa? Có tình trạng học viên đào tạo về vẫn “ngồi chơi xơi nước không? ông Sự nói.

“Mong muốn lớn nhất của các du học sinh, nghiên cứu sinh là có môi trường làm việc để cống hiến, để thực hiện các nghiên cứu của mình. Họ chỉ muốn đưa những kiến thức của mình học được cống hiến cho đất nước”.

Chia sẻ về cơ chế đào tạo cũng như giữ chân người tài, Luận cho rằng cần phải đưa ra một chính sách thu hút hấp dẫn để lôi kéo nhân tài về nước. “Nếu nhà nước chi phí ra hàng trăm tỷ đồng để đào tạo nên các nhân tài thì tại sao không dùng kinh phí đó để thu hút họ về? Ngoài ra, phải đầu tư các trang thiết bị, cơ sở vật chất nghiên cứu để các nhân tài thi thố khả năng của mình. Đó là hai cái căn bản nhất” Luận nói.

Luận cũng tâm sự, ban đầu cũng muốn thử thách trong môi trường cơ quan nhà nước, cơ quan hành chính để có điều kiện phát huy, ứng dụng kiến thức ra phục vụ thực tế.

“Nhưng khi vào đó, mình thực sự sợ bị trù dập, bị cô lập không phát triển được. Lâu dần sẽ bị thui chột khả năng” Luận nói.

Mặc dù chưa chính thức về nước hẳn nhưng Luận đã vạch ra những kế hoạch tỉ mỉ để phát triển chuyên nghành của mình. Anh hiện đang điều hành một trang web về du lịch là: govietnam.co.kr, chuyên cung cấp các thông tin du lịch Việt Nam bằng tiếng Hàn.

Hiện website của anh là trang cung cấp thông tin du lịch Việt Nam đầy đủ nhất bằng tiếng Hàn.

“Số lượng khách du lịch Hàn Quốc đến Đà Nẵng đã vượt Trung Quốc để dẫn đầu danh sách. Nhưng do thiếu nguồn nhân lực tiếng Hàn nên một số công ty Hàn Quốc lộng hành, hoạt động chui, lén lút, ảnh hưởng rất lớn đến du lịch Việt Nam”.

Luận thông tin thêm, với kiểu làm ăn chụp giật của các công ty Du lịch Hàn Quốc thì khi họ rút đi sẽ để lại hậu quả rất lớn, làm xấu hình ảnh Việt Nam.

Do đó, dự án sắp đến của Luận là cung cấp kiến thức về du lịch Việt Nam đầy đủ nhất bằng tiếng Hàn, tạo ra các sản phẩm du lịch chất lượng cũng như môi trường du lịch thân thiện để vẫy gọi dòng khách từ Hàn Quốc sang.

An Nguyên