Người thầy gieo ước mơ trên miền sơn cước

28/11/2012 06:05
Thùy Linh
(GDVN) - Người thầy với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người, cho các em học sinh vùng cao niềm tin, niềm hi vọng. Mặc dù ngày nhà giáo Việt Nam, không hoa tươi, không quà cáp, nhưng có lẽ chỉ cần trẻ chịu đến trường đã là quà tặng lớn với các thầy cô đang làm nhiệm vụ “trồng người” ở vùng sơn cước đầy khó khăn thiếu thốn này.
Chúng tôi đến Huy Giáp một trong những xã nghèo của huyện Bảo Lạc – Cao Bằng vào một ngày cận kề Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, khi bao lớp học trò đang bồi hồi trở về trường xưa thăm thầy cô cũ. Trên đỉnh núi cao xã Huy Giáp, những thôn bản nằm heo hút giữa rừng già thăm thẳm, đang ngày càng bừng sáng hơn bởi những giáo viên đang ngày đêm "cắm bản” gieo con chữ, đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc người Dao. Họ sẵn sàng chấp nhận cuộc sống với bao nhọc nhằn, khó khăn để đến với nghề giáo.

Người thầy vươn lên từ khó khăn

Đến được trung tâm xã phải chinh phục nhiều đèo dốc cheo leo giữa một bên là vách núi dựng đứng, một bên là vực sâu hun hút. Trước sự khó khăn như vậy nhiều người thường có suy nghĩ thoát ly khỏi mảnh đất đói nghèo mình sinh ra để tìm tới nơi có nhiều cơ hội thay đổi cuộc đời. Nhưng chàng trai trẻ Lục Đức Doanh (sinh năm 1984), cũng như những thầy cô khác đang giảng dạy tại Trường Tiểu học Huy Giáp lại có suy nghĩ khác.

Thầy Doanh bên bàn làm việc
Thầy Doanh bên bàn làm việc

HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC

Chúng tôi gặp thầy Doanh, hình ảnh người thanh niên trẻ tuổi mảnh khảnh hàng ngày “cưỡi” chiếc xe Wave màu xanh đi ngược từ trung tâm huyện về xã Huy Giáp. Từng là giáo viên dạy tại điểm Trường Tiểu học Lũng Nà và điểm Trường Tiểu học Nà Quàng. Hiện thầy là Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Huy Giáp.

Thầy giáo Doanh sinh ra tại thị trấn Bảo Lạc, mồ côi cha từ sớm, mặc dù khó khăn nhưng mẹ anh vẫn luôn cố gắng lo cho anh ăn học. Ý thức được nỗi nhọc nhằn của mẹ, anh cùng anh trai luôn phấn đấu trong học tập để thoát cảnh nghèo khó. Từ nhỏ anh đã ấp ủ ước mơ trở thành thầy giáo vùng cao. Năm 2003, tốt nghiệp cấp III, anh trúng tuyển vào ngành Sư phạm Tiểu học, Trường Cao Đẳng Sư phạm Cao Bằng.

Sau khi ra trường thầy Doanh quyết định trở về huyện phục vụ mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên. Anh được Phòng giáo dục huyện phân công về công tác tại trường tiểu học Lũng Nà một trong những điểm khó khăn nhất ở xã biên giới Thượng Hà huyện Bảo Lạc (Cao Bằng). Ngay ngày hôm sau, khi đã chuẩn bị xong các nhu, yếu phẩm, anh bắt đầu hành trình “ Cõng cái chữ lên non”. Đường đi treo leo, khúc khuỷu, với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ sau nửa ngày đường băng rừng, anh cũng đặt chân tới điểm trường.

Gương mặt hiền lành, giọng nói nhỏ nhẹ, thầy Doanh tâm sự: “Những ngày đầu công tác quả là khó khăn và vất vả đối với một sinh viên vừa ra trường như chúng tôi. Khí hậu khắc nhiệt, thiếu nước sinh hoạt, nhà công được dựng tạm bợ không đủ ngăn những cơn gió lạnh thấu xương… Thông tin với bên ngoài chủ yếu chỉ được biết qua những chiếc đài Radio nhưng những khó khăn đó không đẩy lùi được ước mơ từ tấm bé của tôi đó là làm người thầy, với ước nguyện được đóng góp sức mình cho sự học vùng cao”.
Trẻ em ở đây đa số là con em dân tộc thiểu số ít người (dân tộc Dao) cuộc sống còn nhiều khó khăn và hủ tục. Chính vì vậy để vận động học sinh đi học là một vấn đề nan giải. Phụ huynh đa phần chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc học cái chữ nên tình trạng học sinh bỏ học xảy ra thường xuyên. Bên cạnh đó 1 số phần tử xấu lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân nên đã truyền tà đạo, làm cho người dân càng trở nên quay lưng lại với việc học.

Công tác tại Trường Tiểu học Lũng Nà gần 4 năm, nhận thức được điều cốt lõi ở đây, ngoài giờ lên lớp thầy Doanh đã cùng với các thầy giáo trong điểm trường đi cơ sở, đến các bản vùng sâu, vùng xa để vận động học sinh đến lớp, “ ba cùng” với người dân (cùng ăn – cùng ở - cùng sinh hoạt) qua đó đã nắm bắt được ngôn ngữ, phong tục, tập quán để phân tích cho người dân hiểu muốn thoát nghèo thì phải học cái chữ, phải tin tưởng đi theo Đảng và Bác Hồ, tránh tin vào các luận điểm sai trái của kẻ xấu.

“Mưa dầm thấm lâu” ngôi trường Nũng Là nhờ đó lại rân ran tiếng trẻ thơ i tờ học chữ, người dân dần cũng hiểu ra muốn ăn no, mặc ấm thì chỉ có con đường đi theo Đảng và Nhà Nước, đi theo Bác Hồ.

Món quà ngày 20/11 là trẻ em đến trường

Ánh mắt ngây thơ của các em bé vùng cao là động lực để các thầy cô luôn cố gắng trong sự nghiệp trồng người
Ánh mắt ngây thơ của các em bé vùng cao là động lực để các thầy cô luôn cố gắng trong sự nghiệp trồng người

Năm 2008, với mong muốn được cống hiến, mang sức trẻ về với những vùng đặc biệt khó khăn, thầy Doanh được cơ quan chấp thuận khi xin được chuyển về dạy tại điểm Trường Tiểu học Nà Quằng, thầy đã cùng với các thầy Thuyết, thầy Ánh hưởng ứng phong trào “Thi đua xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” với sự nỗ lực của thầy và trò điểm trường, cuối năm điểm trường đã được nhận giấy khen của trưởng phòng là trường có thành tích suất sắc trong phong trào. Đây cũng là điểm trường đầu tiên của huyện được nhận giấy khen về phong trào này. Cuối năm đó thầy được cử đi học lớp Giác ngộ Đảng.

Với những thành tích đã đạt được năm 2011 thầy được phòng GD&ĐT tin tưởng và điều động về tăng cường tại Trường Tiểu học Huy Giáp (giữ chức Phó hiệu trưởng). Trên cương vị mới thầy đã có nhiều giải pháp, sáng kiến giúp nhà trường nâng cao chất lượng dạy và học… Cuối năm học 2011-2012 chất lượng hai mặt giáo dục của nhà trường đứng thứ hai toàn huyện. Nhờ học hỏi và tích luỹ kinh nghiệm trong giảng dạy, thầy Doanh luôn hoàn thành tốt vai trò lãnh đạo của mình.

Thầy Doanh thường xuyên động viên đội ngũ giáo viên cố gắng vượt qua khó khăn trước mắt trong cuộc sống, nhất là các giáo viên trẻ mới về công tác; yên tâm bám trường, đứng lớp, không ngừng nâng cao kiến thức sư phạm, sáng tạo trong phương pháp giảng dạy. Thầy tổ chức thường xuyên phong trào thi đua hai tốt “Dạy tốt - học tốt” trong nhà trường, thực hiện tốt cuộc vận động “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” và thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

Qua 8 năm giảng dạy và công tác, thầy Lục Đức Doanh đã được các cấp và ngành tặng nhiều Bằng khen và giấy khen như: 3 năm liền đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi cấp huyện”. Năm học 2011-2012 đạt danh hiệu: “Giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh”; Nhiều năm liền nhận giấy khen “Lao động tiên tiến” và được Liên đoàn lao động huyện khen: “ Đoàn viên công đoàn xuất sắc”.

Nói về thầy giáo Doanh, ông Mã Xuân Hoàn, Bí thư Đảng ủy kiêm Chủ tịch UBND xã cho biết: “Thầy giáo Doanh tuy mới được phân công về công tác tại Trường Tiểu học Huy Giáp nhưng thầy hoàn thành suất sắc nhiệm vụ giảng dạy, giúp học sinh miền núi không chỉ ở chuyên môn mà còn bằng chính tấm lòng của người giáo viên. Vì vậy, thầy Doanh không chỉ được giáo viên và học sinh nể phục mà người dân Huy Giáp nơi đây cũng rất quý mến thầy”.

Người thầy với những ước mơ, những yêu nghề cháy bỏng luôn thực hiện thiên trách của mình là dạy dỗ học sinh nên người, cho các em học sinh vùng cao niềm tin, niềm hi vọng. Mặc dù ngày nhà giáo Việt Nam, không hoa tươi, không quà cáp, nhưng có lẽ chỉ cần trẻ chịu đến trường đã là quà tặng lớn với các thầy cô đang làm nhiệm vụ “trồng người” ở vùng sơn cước đầy khó khăn thiếu thốn này.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Sinh viên năm cuối và chuyện trả nợ vốn vay đại học

Chùm ảnh: Hoa khôi sinh viên "nóng bỏng" trong đêm thi tài năng

Chỉ học 2 giờ mỗi ngày, vẫn trở thành thủ khoa đại học

Tôi cảm thấy có lỗi vì đã đi gia sư

Nam sinh đạp xe hơn 300km đi thi có thể đã mắc bệnh tâm thần từ trước

Tâm sự xúc động của sinh viên cả đời học cho bố mẹ

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Thùy Linh