Ngăn chặn bạo lực học đường phải giáo dục học sinh ngay từ bậc tiểu học

19/04/2019 06:37
Trần Vũ
(GDVN) - Học sinh bậc Tiểu học luôn nghe lời thầy cô, có khi còn hơn cả cha mẹ. Vì vậy việc giáo dục những hành vi không được làm cho các em là rất quan trọng.

Mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo có ghi:

'“Giáo dục tiểu học giúp học sinh hình thành và phát triển những yếu tố căn bản; đặt nền móng cho sự phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị gia đình, quê hương, cộng đồng và những thói quen, nề nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt”.

Vì vậy, các cơ sở trường học cần chăm lo giáo dục cho học sinh những hành vi không được làm ngay từ bậc tiệu học, đó là:

“Vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác; Gây rối an ninh, trật tự trong nhà trường và nơi công cộng” (Điều lệ trường học tiểu học của Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Và tiếp tục ở cả 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông mới, chắc chắn sẽ hình thành tốt văn hoá ứng xử và ngăn chặn được hành vi bạo lực cho các em trong giao tiếp.

Không thể có hành vi học sinh lớp 5 mang dao vào trường đâm bạn như ở trường tiểu học Cửa Nam 1 (phường Cửa Nam, thành phố Vinh, Nghệ An).  

Ngăn chặn bạo lực học đường phải giáo dục học sinh ngay từ bậc tiểu học ảnh 1

Các cơ sở trường học cần giáo dục cho học sinh những hành vi không được làm ngay từ bậc tiệu học. (Ảnh minh hoạ: phunuvietnam.vn)

Do học sinh bậc tiểu học luôn nghe lời thầy cô; thầy cô dạy bảo điều gì các em luôn ghi nhớ và làm theo, có khi hơn còn cả cha mẹ dạy ở nhà; thế nên việc giáo dục cho học sinh những hành vi không được làm theo điều lệ trường phổ thông của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trong đó có hành vi không: “Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể người khác”, ngay từ bậc tiểu học là rất quan trọng và rất cần thiết, nhằm hình thành thói quen ứng xử có văn hoá trong giao tiếp cho các em.

Bộ trưởng Nhạ: Bạo lực học đường, phòng hơn chống

Thế nên, các cơ sở trường học cần xây dựng kế hoạch phòng chống bạo lực học đường, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài nhà trường để giáo dục, ngăn chặn hành vi bạo lực của học sinh. Trong đó quan trọng nhất là: 

Bản thân phụ huynh trong quá trình sinh hoạt và giao tiếp với con cái trong gia đình, với hàng xóm, láng giềng nơi cư trú, nếu như kiềm chế được hành vi bạo lực, sẽ là tấm gương tốt để dạy dỗ con cái.

Mặt khác, cha mẹ nếu thường xuyên nhắc nhở con dù ở nhà hay ở trường hoặc khi sử dụng mạng xã hội, phải dùng những lời lẽ và ứng xử có văn hoá với nhau, chắc chắn con không thể không nghe theo.

Còn thầy cô giáo,  một mặt giữ gìn phẩm chất đạo đức, ứng xử văn minh lịch sự với đồng nghiệp, với người khác nơi cư trú, đối xử công bằng và không có hành vi bạo lực với học sinh.

Mặt khác thông qua tiết học chính khoá các bộ môn, tiết sinh hoạt chủ nhiệm, sinh hoạt ngoại khoá… lồng ghép những câu chuyện về ứng xử có văn hoá để giáo dục các em, chắc chắn sẽ hạn chế được hành vi bạo lực của học sinh trong nhà trường.

Thầy Hoàng Vương hiến kế ngăn bạo lực học đường

Khi ra đời hành vi đạo đức của các em sẽ tốt hơn nhiều so với những em không được nhà trường và cha mẹ giáo dục về văn hoá ứng xử văn minh, lịch sự từ thuở nhỏ.

Nếu có sự phối hợp giáo dục đồng bộ từ nhà trường đến gia đình như th, có thể  hy vọng một ngày không xa, xã hội sẽ có một thế hệ công dân có nhân cách tốt, ứng xử trong giao tiếp văn minh, lịch sự hơn; không còn hành vi bạo hành mà xã hội phải lên án; góp phần vào việc xây dựng truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta. 

Trần Vũ