"Học sinh Thủ đô dốt hơn học sinh nông thôn?"

17/12/2012 06:17
Hoàng Minh Anh
(GDVN) - Nhiều khi cháu ghen tỵ với học sinh Thủ đô nhưng cũng thấy thương các bạn lắm. Các bạn hàng ngày đi học trên một chiếc cặp nặng trịnh sách vở. Ngoài học hai buổi trên một tuần các bạn còn học chính, học phụ, học buổi tối. Lấy đâu mà có thời gian vui chơi như bọn cháu.
LTS: Thời gian vừa qua, Báo Giáo dục Việt Nam đã thực hiện một loạt các clip trắc nghiệm câu hỏi về kiến thức lịch sử, đời sống dành cho học sinh từ 9 – 11 tuổi tại Hà Nội. Và thật bất ngờ khi có rất nhiều em không biết hoặc lúng túng trước kiến thức cơ bản về lịch sử, truyện cổ tích hay đời sống. Báo Giáo dục Việt Nam đăng tải bức thư của cháu Hoàng Minh Anh, một học sinh lớp 5 gửi tâm sự về vấn đề này. Tiêu đề của bức thư này bạn học sinh đặt câu hỏi: Học sinh Thủ đô dốt hơn học sinh nông thôn?

Kính gửi Tòa soạn Báo Giáo dục Việt Nam, cháu là một học sinh lớp 5, sinh ra và lớn lên tại nông thôn ở huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, cách Thủ đô Hà Nội gần 100km. Vừa qua cháu có xem clip trắc nghiệm dành cho học sinh tiểu học trên địa bàn Thủ đô, cháu không hiểu tại sao các bạn lại không biết những điều đơn giản như: Thủ đô của nước Việt Nam tên là gì? Thánh Gióng biết nói năm bao nhiêu tuổi? Sơn Tinh là thần gì? Trong khi đó, những câu hỏi như thế này bọn cháu đều trả lời một cách dễ dàng. Lúc ấy, cháu chợt nghĩ, phải chăng học sinh Thủ đô… dốt hơn học sinh nông thôn?
Cháu sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo, người dân ở đây chỉ biết "Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời". Gia đình cháu làm ruộng, cuộc sống hết sức khó khăn. Điều kiện học tập của cháu thua xa học sinh thành phố, cháu không đủ sách giáo khoa. Những cuốn sách cháu đang học đều là sách cũ, được truyền từ đời anh, đời chị đến nỗi nhầu nát. Sách tham khảo đối với cháu lại càng hiếm hoi.

Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Ảnh minh họa. (Nguồn Internet)
Quê cháu rất nghèo, không thể đủ điều kiện học hành như học sinh thành phố. Một ngày cháu chỉ học một buổi ở trường, ngoài thoài gian đó cháu phụ giúp bố mẹ công việc nhà, chăn trâu, cắt cỏ. Vì vậy, thời gian học của chúng cháu ít hơn so với học sinh thành phố. 
Tuổi thơ chúng cháu, đứa nào cũng mong muốn được một lần ra thăm Thủ đô. Nhờ sự ngoan ngoãn học hành trong bốn năm học cấp 1, đoạt danh hiệu HSG, cháu ngoan Bác Hồ nên cháu được là đại biểu duy nhất của trường được đi thăm Thủ đô. Cảm giác với cháu về Thủ đô Hà Nội, về Lăng Bác, về Văn Miếu Quốc Tử giám thật tuyệt. Lần đầu tiên được về Thủ đô, nơi cháu đã mong ước mấy lâu, vừa bồi hồi, vừa xúc động. 
Sau đó cháu có dịp tiếp xúc với Thủ đô nhiều hơn khi cứ mỗi kỳ nghỉ hè lại theo mẹ đi bán hàng. Cháu cùng một đứa em trai thường đi bán hàng rong cùng nhau. Tuy nhiên, ba mẹ con cả mùa hè không bao giờ được đi chơi vì ba mẹ con phải kiếm tiền. Khoản tiền này để cho chúng cháu đóng đầu năm mới. Ông bà cháu ở quê đau ốm nên nhiều khi ba mẹ con bán hàng đến tận đêm mới được về nhà trọ.
Cháu đi trên đường, nhìn thành phố với ánh mắt xa lạ, từng đoàn người nườm nượp là đưa đón con đi học. Trong khi đó chúng cháu ở quê, đi học toàn đi bộ. Đó là chưa kể những hôm trời nắng, mưa dầm, đường xá lầy lội. Đi học là điều hết sức khó khăn. Thế nhưng cháu luôn cố gắng không nghỉ bất cứ một buổi học nào. 
Đã đi nhiều trên những con phố Hà Nội, nhiều khi hai anh em chúng cháu thường rủ nhau vào công viên xem các bạn chơi đùa. Đối với chúng cháu những trò chơi các trò đu quay, ô tô đụng... chỉ là một giấc mơ. Còn các bạn ở thành phố có điều kiện, chắc các bạn chẳng còn lạ gì những trò chơi ấy, nhưng cháu nghĩ mãi mà vẫn không hiểu được tại sao các bạn sống ngay tại Thủ đô mà không biết tên thủ đô của nước mình?
Nhiều khi cháu ghen tỵ với học sinh Thủ đô nhưng cũng thấy thương các bạn lắm. Các bạn hàng ngày đi học trên một chiếc cặp nặng sách vở. Ngoài học hai buổi trên một tuần các bạn còn học chính, học phụ, học buổi tối. Lấy đâu mà có thời gian vui chơi như bọn cháu. Các bạn sẽ không thể cảm nhận được niềm hạnh phúc của người nông dân mỗi vụ mùa bội thu, không biết trò bắt cào cào đem nướng, trò đánh trận giả…
Vì vậy, chúng cháu chỉ luôn nghĩ sao có thể học thật tốt để thoát khỏi sự nghèo khó mà thôi.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Clip: Học sinh Hà Nội không biết tên Thủ đô của Việt Nam!

Học sinh Hà Nội nói: Yết Kiêu đánh giặc Minh, Sơn Tinh là... thần nước

Clip trắc nghiệm: HS Hà Nội nhầm lẫn Thủ đô Việt Nam là... Cầu Giấy

 Bộ Giáo dục công bố nhiều sai phạm tại ĐH Kinh tế Quốc dân

Một bộ phận thanh thiếu niên có biểu hiện suy thoái tư tưởng

Sai phạm hơn 51 tỷ ở ĐH Kinh tế Quốc dân:Hiệu trưởng bị xử lý thế nào?

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng


Hoàng Minh Anh