Giáo viên vỡ mộng vì tưởng "thoát" sáng kiến kinh nghiệm

29/04/2016 06:32
Đỗ Quyên
(GDVN) - Giáo viên ở nhiều địa phương đang băn khoăn rằng: Từ Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT ban hành đến việc áp dụng thực tế ở từng địa phương tại sao lại khác nhau?

LTS: Thông tư số 35/2015/TT-BGD ĐT về việc hướng dẫn công tác thi đua, khen thưởng ngành Giáo dục, ngày 31/12/2015, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 16/2/2016 có điểm điều chỉnh, thay đổi rất quan trọng. 

Nội dung giáo viên vui mừng nhất vì được cởi trói gánh nặng về sáng kiến kinh nghiệm. Tuy nhiên, Thông tư ban hành là vậy còn việc hướng dẫn thực hiện ở từng địa phương đang diễn ra như thế nào? 

Trong bài viết này, cô giáo Đỗ Quyên chỉ ra điều đó. Tòa soạn trân trọng giới thiệu cùng độc giả. 


Việc viết sáng kiến kinh nghiệm hàng năm trong ngành giáo dục luôn gây áp lực đối với nhiều thầy cô khi đăng kí thi đua. 

Đến khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư 35/2015/TT-BGDĐT đã đem đến sự vui mừng cho nhiều thầy cô giáo. 

Ai cũng phấn khởi vì: “Từ nay thoát khỏi việc phải viết sáng kiến kinh nghiệm”.

Giáo viên vỡ mộng vì tưởng "thoát" sáng kiến kinh nghiệm  ảnh 1
Giáo viên vỡ mộng vì tưởng "thoát" sáng kiến kinh nghiệm (Ảnh minh họa trên giaoduc.net.vn)

Thậm chí nhiều giáo viên còn thầm nhủ: “Bộ GD&ĐT đã thật sự lắng nghe nỗi lòng của giáo viên, đã thấy việc không hiệu quả khi hàng năm có hàng nghìn sáng kiến kinh nghiệm ra lò nhưng khi đưa vào áp dụng thực tế thì hiệu quả không nhiều”. 

Theo Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT quy định rõ:

Một  số thành tích  được tính là sáng kiến, để làm cơ sở đề  nghị Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp xét duyệt công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở.

a) Giáo viên Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” cấp  huyện  trở  lên; giáo  viên  Trung  học  phổ  thông, Trung  tâm  giáo  dục  thường xuyên cấp tỉnh đạt danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi” cấp trường trở lên;

b) Giáo viên trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng được 01 học sinh đạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp khu vực và quốc gia. 

Riêng giáo viên công tác, giảng dạy tại  các vùng có điều kiện kinh tế  -  xã hội đặc biệt khó khăn, các huyện nghèo được áp dụng hưởng chính sách như quy định đối với vùng có điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt khó khăn, có học sinh đạt giải trong các kỳ thi cấp huyện;

c)  Giáo viên, Giảng viên là tác giả chính bài báo đăng trên tạp  chí khoa học chuyên ngành trong nước hoặc quốc tế.

d) Công chức, viên chức và người lao động tham gia soạn thảo đề án, dự án, quy chế của đơn vị đã được ban hành theo quyết định phân công của người có thẩm quyền.


Niềm vui ấy chưa được bao lâu thì một số Sở GD&ĐT ra công văn hướng dẫn thực hiện Thông tư 35 có quy định thêm như sau: 

Giáo viên vỡ mộng vì tưởng "thoát" sáng kiến kinh nghiệm  ảnh 2

Thực hư chuyện cán bộ, giáo viên “thoát” sáng kiến kinh nghiệm

(GDVN) - Từ lâu, chuyện Sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục đã nói nói nhiều về sự bất cập nhưng đến giờ vẫn chưa có hồi kết.

Cá nhân trong ngành Giáo dục đạt được một trong những thành tích nêu trên ở năm học nào, thì được tính là sáng kiến, để làm cơ sở đề nghị Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp xét duyệt, công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở, ở năm học  đó; không bảo lưu để xét cho các năm học tiếp theo”.

Quy định này đã khiến hàng trăm giáo viên dạy giỏi cấp huyện thị, cấp tỉnh đang bảo lưu thành tích phải ca thán, kêu trời vì họ vẫn phải viết sáng kiến kinh nghiệm như bình thường. 

Việc giáo viên bồi dưỡng được 1 học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong các kỳ thi cấp tỉnh, cấp khu vực và quốc gia năm học nào thì sẽ tính thành tích cho năm học đó là hợp lý bởi năm học nào thì các kỳ thi này cũng diễn ra giúp giáo viên có cơ hội phấn đấu, nỗ lực. 

Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với giáo viên bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông còn giáo viên mầm mon, tiểu học thì đâu có những cuộc thi học sinh giỏi để giáo viên nỗ lực tìm sáng kiến. 

Giáo viên dạy giỏi cấp huyện thị sẽ được bảo lưu 2 năm mới thi lại còn giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh phải 4 năm sau mới tổ chức kỳ thi kế tiếp. 

Nhưng theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT một số tỉnh bổ sung thêm khi thực hiện Thông tư 35 của Bộ GD&ĐT thì có nghĩa là dù trong giai đoạn bảo lưu danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện thị hay cấp tỉnh thì giáo viên vẫn không được tính như một sáng kiến kinh nghiệm như Thông tư 35 đã nêu. 

Giáo viên băn khoăn rằng: Từ Thông tư ban hành đến việc áp dụng thực tế ở từng địa phương tại sao lại có sự khác nhau như vậy?

Đỗ Quyên