Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết:Tôi không thể trả lời về tiến độ làm sách giáo khoa

21/01/2018 08:26
Thùy Linh
(GDVN) - "Tôi chưa thể trả lời câu hỏi về tiến độ làm bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục. Hiện chương trình chưa được ban hành thì chưa thể khởi động biên soạn".

Ngày 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức họp báo thông tin về dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình Giáo dục phổ thông mới.

Tại buổi họp báo, nhiều phóng viên đã đặt ra nhiều vấn đề với Ban soạn thảo.

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình giáo dục phổ thông mới cho biết, theo tiến độ này dự kiến tháng 4/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo giáo sư Ngyễn Minh Thuyết; ""Tôi chưa thể trả lời câu hỏi về tiến độ làm bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục. Hiện chương trình chức chưa được ban hành thì chưa thể khởi động biên soạn". (Ảnh: Thùy Linh)
Theo giáo sư Ngyễn Minh Thuyết; ""Tôi chưa thể trả lời câu hỏi về tiến độ làm bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục. Hiện chương trình chức chưa được ban hành thì chưa thể khởi động biên soạn". (Ảnh: Thùy Linh)

Khi phóng viên đặt câu hỏi về tiến độ làm sách giáo khoa, Tổng chủ biên cho hay:

"Tôi chưa thể trả lời câu hỏi về tiến độ làm bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Câu hỏi này nằm ngoài phạm vi chức trách của tôi.

Hiện chương trình chức chưa được ban hành thì chưa thể khởi động biên soạn sách giáo khoa. Bao giờ chương trình này được chính thức ban hành lúc đó mới tuyển chọn người viết sách giáo khoa".

Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết:Tôi không thể trả lời về tiến độ làm sách giáo khoa ảnh 2Toàn cảnh nội dung tích hợp Lịch sử và Địa Lý trong chương trình mới

Ngoài ra, ông Thuyết cũng cho rằng, về việc thiết kế sách giáo khoa, mỗi tổ chức, cá nhân có thể có ý tưởng riêng cho hiệu quả, nhưng quan trọng nhất theo quy định hiện hành, sách giáo khoa không phải là pháp lệnh như quan niệm trước, mà chỉ là tài liệu chính thức trong nhà trường để giáo viên chủ động sáng tạo.

Trước câu hỏi vì sao nói chương trình giáo dục phổ thông mới là giảm tải nhưng học sinh vẫn học 2 buổi/ ngày, Giáo sư Thuyết cho hay: Hiện nay, gần 80% các trường tiểu học cả ngày.

Mặt khác, tăng thời lượng học không phải là tăng tải mà là thực chất là giảm tải.

“Chúng ta thử tưởng tượng xem, cùng khối lượng công việc trong thời gian hạn hẹp rõ ràng chịu áp lực lớn hơn chúng ta làm trong khoảng thời gian lớn hơn”- Tổng chủ biên phân tích.

Thùy Linh