"Đổi mới giáo dục bằng cách hãy xác định mục tiêu giáo dục là gì?"

20/10/2013 07:45
Xuân Trung
(GDVN) - Đó là nhận định của TS. Nguyễn Văn Khải (ông già ozone với những tâm huyết: giúp nông dân thoát nghèo và giúp trẻ con thích học) khi ông chia sẻ với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam về nhiều nội dung trong Đề án đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo.
TS. Nguyễn Văn Khải bắt đầu câu chuyện bằng dẫn chứng: “Học để mà biết, để mà hiểu, để mà làm, làm ở đây không phải là làm cá nhân mà phải làm cho gia đình và cộng đồng. Vậy mục tiêu của tôi đi dạy hiện nay không theo lớp, vì có những lớp của tôi 350 người, có lớp ở giữa cánh đồng, ở trong chuồng gà..., ta biến tất cả những thứ đó thành lớp học, nhưng học phải làm được ngay. Phải có kiến thức cơ bản, phải tuân theo các quy luật tự nhiên, quy luật xã hội nhưng phải ứng  dụng được ngay, vì không thể đợi 3 năm mới đẻ quả trứng gà kim cương”.Không đổi  mới theo kiểu “gai mít”PV: Thưa TS. Nguyễn Văn Khải, Đề án đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo sắp tới được xem là “trận đánh” lớn của ngành giáo dục. Ông có chia sẻ gì về “trận đánh” này?TS Nguyễn Văn Khải: Tôi nghĩ phải xuất phát từ những điều nhỏ nhoi trước, học phải từ mình, từ các thành viên cụ thể, cho nên đầu tiên học phải để mình làm được việc, xong mới kiếm sống cho gia đình, chứ không thể chung chung là học như thế nào. Nếu học mà kiến thức không áp dụng được vào cuộc sống thì đó chỉ là những bài văn sáo rỗng.
TS. Nguyễn Văn Khải đề nghị đổi mới giáo dục không nên ôm đồm mà hãy xác định mục tiêu của giáo dục là gì? Ảnh Xuân Trung
TS. Nguyễn Văn Khải đề nghị đổi mới giáo dục không nên ôm đồm mà hãy xác định mục tiêu của giáo dục là gì? Ảnh Xuân Trung
“Chúng ta yêu lũy tre xanh, yêu người cầm cuốc, yêu anh đi cày”, đấy là cái học, những câu rất đơn giản. “Mèo, trâu cùng với chó vàng, rủ nhau ra đàng mà tập thể thao. Mèo rằng nhảy thử ai cao, chó gâu gâu bảo chạy nào ai nhanh. Dang chân như  bốn cột đình, trâu cười các cậu vật mình một keo?” ý muốn nói phải biết tùy theo khả năng của mình mà ứng. Bác Hồ cũng đã dạy, tùy theo sức của mình mà tham gia kháng chiến, ý muốn nói hiện nay chúng ta có cả kho kiến thức nhưng cũng phải biết ứng dụng từng lúc. Vậy cái học là cái gì? Qua Báo Giáo dục Việt Nam tôi kêu gọi mọi người hãy cố gắng giúp đỡ để học trò, để các em nhỏ ở miền Trung đang bị lũ lụt được đi học, có sách, có vở, có giấy có bút, có bảng đi học. Ngoài việc giúp đỡ bằng tiền, lương thực, nước sạch thì tôi tha thiết mong đồng bào giúp đỡ bằng công sức. Học làm người thì chúng ta phải tự tạo điều kiện để học, phải giúp đỡ bố mẹ để có tiền nuôi chúng ta, chúng ta phải về giúp dân, thậm chí sẵn sàng hy sinh một vài buổi để giúp gia đình. Trong điều kiện học tập thì có điều kiện gia đình. Tôi vẫn nói với anh Phạm Xuân Dương là con trai của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng: “Việc đầu tiên là phải trường ra trường, có thể trường khang trang có thể không, nhưng đầu tiên phải có  mái che, có tường để học sinh tĩnh tọa nghe thầy giáo giảng. Có thể học sinh mồm chữ o, mắt hình viên đạn để nghe thầy giáo giảng hoặc hò reo cùng thí nghiệm của thầy nhưng phải có trường, bảng không lóa, đèn phải sáng, vì ở vùng sâu, vùng xa rất nghèo, có ánh sáng để giữ cho các cháu không bị cận thị”. Chứ dân tộc Việt Nam hiện nay cứ cháu nào giỏi là đeo kính thì không thể làm việc tốt được. Chỉ cần có sách giáo khoa tốt thì thầy giáo sẽ dạy tốt, chỉ có sách giáo khoa tốt thì học sinh có thể tự học. Nếu không có sách giáo khoa tốt thì không có gì cả. Chúng ta không thể đổi mới giáo dục toàn diện theo kiểu gai mít, cái gì cũng đổi mới thì không có sức.Theo ông thì khâu nào phải đổi mới đầu tiên?TS Nguyễn Văn Khải: Bắt đầu phải từ mục đích, mục tiêu đào tạo. Chúng ta đào tạo để làm gì, không phải học để phục vụ nhân dân mà học để sống, để làm. Nếu không có mục tiêu đào tạo cũng giống như người mù đi đường. Tôi đã đi rất nhiều trường phổ thông, tôi có hỏi học sinh “con học làm gì?” học sinh trả lời con học thành bác sĩ, thành phi công, kĩ sư, thế thì ai đi quét rác, ai đi móc cống, ai đi trồng rau?
TS. Nguyễn Văn Khải trong một lần công tác tại trường học vùng cao và lắp bảng không lóa cho học sinh học.
TS. Nguyễn Văn Khải trong một lần công tác tại trường học vùng cao và lắp bảng không lóa cho học sinh học.
Xã hội rất đa dạng, đa ngành, không phải là bách nghệ mà hàng nghìn nghề, nên phải đào tạo nhiều loại người từ cao, trung bình, vừa, chứ không phải tất cả vào đại học. Hiện nay mục tiêu đào tạo của chúng ta sai, chúng ta đào tạo ra quá nhiều kĩ sư, quá nhiều tiến sĩ. Tôi có điều kiện về một tỉnh miền Trung thực tế thì cả Giáo sư đến nông dân cũng không biết phun thuốc theo đúng quy trình. Tức là hiện nay chúng ta đào tạo cái gì đó mơ hồ chứ không phải dạy để sống. Cái này không phải lí thuyết. Nhiều người nói kiến thức của chúng ta hàn lâm, vậy thế nào là hàn lâm? Có một trang sách vẽ 4 hình cây cà chua: Cây thứ nhất đủ chất khoáng thì cây to, cây thứ hai thiếu Kali cây nhỏ, cây thứ ba thiếu Ni tơ cây nhỏ, cây thứ tư thiếu phốt pho cây nhỏ. Cô giáo hỏi học sinh một câu: Vậy trồng cây ta phải yêu cầu cái gì? Một học sinh nói nhà toàn dùng phân lợn nên cây tốt, vậy đâu có cần sách, sách như vậy là không phù hợp, có học sinh học lớp 5 hỏi Kali là gì thì nguy hiểm. Tôi nghĩ người biên soạn sách giáo khoa là biên soạn trên trời. Vậy thưa Tiến sĩ, lỗi ở đây là gì?TS Nguyễn Văn Khải: Đó là lỗi của cả Hệ thống giáo sư, tiến sĩ và các nhà sư phạm rất lớn. Nhiều sách dạy và bắt con chúng ta nói dối. Chúng ta biết hiện nay nhiệt độ Hà Nội là 17 độ, có thể trên cao nhiệt độ hạ thấp hơn (4 độ), khi nhiệt độ xuống tới 4 độ c thì sách lại bảo trẻ con dùng nhiệt kế 15 độ đến 100 độ để đo nhiệt độ của nước thì làm sao đo được, không đo được tức là nói dối.Đổi mới bằng cách hãy xác định mục tiêu giáo dục là gì?Như Tiến sĩ có đề cập sách giáo khoa chúng ta đang bắt học trò nói dối, vậy căn nguyên dẫn đến sách  giáo khoa có định hướng chưa tốt là gì?TS Nguyễn Văn Khải: Tôi nghĩ lỗi tại lãnh đạo chỉ đạo một sách giáo khoa, tôi có cách dạy con tôi chứ? Quan điểm của tôi phải có nhiều sách giáo khoa. Tôi rất phản đối chuyện chi tiền cho viết sách giống như các nhà khoa học bỏ tiền ra viết lách. Chúng ta viết sách lại lấy tiền thuế của dân, viết sai cũng không sao cả. Người viết sách phải biết xót xa giống như nhà khoa học Mari - Curie và Mai – cơn –pha- la –đây, phải bỏ tiền ra nghiên cứu, khi nghiên cứu không được thì mới biết xót.
"Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một lần làm. Con người phải chịu đựng và rèn luyện gian khổ mới thành tài. Muốn có ích cho đất nước, hãy phấn đấu là một người lao động chân chính" - điều mà TS. Nguyễn Văn Khải luôn tâm niệm trong cuộc sống. 
Trong nội dung của Đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Bộ trưởng Phạm Vũ Luận có đề cập tới việc chọn khâu giáo viên là khâu bắt đầu, quan điểm của ông thế nào?TS Nguyễn Văn Khải: Tôi nghĩ là không cần. Vì tất cả nền giáo dục ở trường khi mà trẻ con nghe được sẽ bắt chước và học tập rất nhanh, học cái hay thì còn được nhưng mà học cái dở thì thôi. Cái nhầm hiện nay là thầy giáo dạy học trò phải ngồi nghe. Thầy  giáo nói thì học trò phải theo, nhưng còn ứng dụng hay không chủ yếu lại trong xã hội, trong gia đình của các em. Tôi rất cảm ơn các thầy giáo nhưng các thầy dạy tôi rất ít, mà ngay từ bé tôi đã học trong gia đình, học trong xã hội. Thực tế bây giờ học trò học trong xã hội nhiều hơn, thế mới có chuyện học trò đánh nhau, chửi nhau và làm các chuyện xấu. Cái hình thành nên nhân cách không chỉ có nhà trường, mà nhà trường theo cách hiện nay thì hình thành nhân cách cho học sinh rất khó. Ngày xưa là chúng ta “yêu lũy tre xanh, yêu người cầm cuốc, yêu anh đi cày”, thử hỏi bây giờ có như thế không?Có quan điểm cho rằng, đổi mới toàn diện phải coi người thầy là một khâu trong quá trình dạy người, đó không chỉ dạy chữ mà người thầy còn tích cực tham gia dạy người, định hướng nhân cách cho học trò?TS Nguyễn Văn Khải: Nếu nói chỉ dạy chữ là sai, thực ra là dạy người. Tôi dạy học sinh là “khi con bắc nồi nóng phải cầm dẻ lau khô, gặp ông bà già đánh rơi gậy thì con chạy đến cầm hộ lên” – đó là dạy người chứ? Thực ra chúng ta đang dạy người sai, sách của chúng ta cũng đang dạy người nhưng dạy sai. Sai ở chỗ nào? Chúng ta bắt trẻ con lớp 2 nói rằng “Trụ sở UBND xã, phường em khác gì trụ sở UBND huyện...”, đó là  ta dạy sai. Thực ra dạy người thông qua chữ, dạy làm văn, dạy phê bình văn tức là dạy học sinh thể hiện tình cảm, thể hiện nhận thức của các em.Được biết Tiến sĩ ngoài công việc nghiên cứu khoa học giúp dân, ông còn có tham gia giảng dạy kiến thức và thực hành khoa học cho học sinh phổ thông trên mọi miền đất nước, ông cảm nhận gì ở năng lực học sinh hiện nay?TS Nguyễn Văn Khải: Tôi nói rất thật với bạn, các em hiện nay hèn hơn ngày xưa, hèn là vì bố mẹ. Ví dụ, tôi có giao rất nhiều thí nghiệm, trong đó có thí nghiệm lớp 4: Sách giáo khoa dạy rằng dội nước nóng vào cốc xong cầm có  nóng hay không và ngược lại rồi dội hai cốc nước nóng và lạnh vào nhau. Tôi chỉ nói thế, một bên lót bằng khăn khô, bên lót bằng khen ướt, hãy nhận xét thì chỉ có 5/300 học sinh dám nói, còn lại 295 em không dám làm. Bảo học sinh buộc dây, vót nọ kia hầu hết bố mẹ đều không cho con làm, thậm chí có con lớp 8 không dám làm. Người Việt Nam ta nếu để tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo thì rất giỏi. Bạn có biết dạy một công nhân Trung Quốc làm đèn leb rất khó nhưng dạy trẻ con Việt Nam trong 3 tiếng là làm được. Do đó phải để cho học sinh tự do phát triển tư duy, phải để cho giáo viên tự do biên soạn sách giáo khoa, để cho giáo viên tự do dạy. Do vậy, để đổi mới toàn diện giáo dục hãy đừng tham,hãy đề cao mục tiêu của giáo dục là gì. Ví dụ với học sinh hết lớp 9 mục tiêu là gì, với kiến thức đó có đi làm được không? Hết lớp 12 có đi làm được không? Để làm được  mục tiêu thì phải có chương trình giáo dục, trong đó dạy học sinh phải bao gồm: Đức –Trí – Thể - Mỹ, nhưng hiện nay mới chỉ có Đức – Trí là thiếu. Tiến sĩ có kỳ vọng gì ở lần đổi mới toàn diện này?TS Nguyễn Văn Khải: Nếu không xác định được mục tiêu, không đề ra cái gì cụ thể thì tôi nghĩ không có khả quan, mà thậm chí còn tệ hơn những lần trước đổi mới sách giáo khoa 13 năm trước.Xin cảm ơn Tiến sĩ.
Xuân Trung