Đại học Công nghệ thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng- Giao thông

26/05/2018 07:00
Thùy Linh
(GDVN) - Ngày 25/05/2018, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Lễ ra mắt Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông.

Ở Việt Nam, tốc độ đô thị hóa nhanh đòi hỏi công nghệ xây dựng phải phát triển ở trình độ cao hơn, vật liệu mới có tính năng, cường độ cao hơn, các công nghệ mới có năng lực vận hành tốt hơn, các quy trình thiết kế vừa đảm bảo an toàn nhưng đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật. 

Nắm bắt được nhu cầu nhân lực ngày càng cao trong lĩnh vực kỹ thuật hạ tầng – xây dựng, Trường Đại học Công nghệ đã thí điểm tuyển sinh đào tạo ngành Công nghệ Xây dựng – Giao thông.

Đến năm 2018, ngành này đã có trong danh mục đào tạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, được tách thành 2 ngành với mã ngành riêng biệt: ngành Công nghệ Kỹ thuật Xây dựng và ngành Công nghệ kỹ thuật giao thông.  

Ngày 25/05/2018, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Lễ ra mắt Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông. (Ảnh: Tuyết Nga)
Ngày 25/05/2018, Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Lễ ra mắt Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông. (Ảnh: Tuyết Nga)

Ngày 29/03/2018, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghệ đã ký 
Quyết định số 252/QĐ-ĐHCN về việc thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông trực thuộc Trường Đại học Công nghệ trên cơ sở Phòng thí nghiệm Vật liệu linh kiện và kết cấu tiên tiến trực thuộc Khoa Cơ học kỹ thuật và Tự động hóa. 

Bộ môn Công nghệ xây dựng – giao thông là đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trực thuộc Trường Đại học Công nghệ và hoạt động theo quy chế tổ chức, hoạt động của Bộ môn trực thuộc trường.

Về mặt hành chính, Bộ môn thuộc trường tương đương cấp Khoa.

Bộ môn có chức năng đào tạo các bậc đại học, sau đại học, ngắn hạn và chứng chỉ trong lĩnh vực công nghệ - kỹ thuật xây dựng, giao thông.bộ môn thực hiện nhiệm vụ đào tạo chuyên ngành Vật liệu và Kết cấu tiên tiến kỹ sư cơ học kỹ thuật; đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ cơ học kỹ thuật.

Đại học Công nghệ thành lập Bộ môn Công nghệ xây dựng- Giao thông ảnh 2Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai tiếp tục kiêm Phó Chủ nhiệm Khoa Y dược


       
Đồng thời, nghiên cứu và chuyển giao, ứng dụng công nghệ, chuyển giao tri thức, triển khai các hoạt động hợp tác trong và ngoài nước, trong lĩnh vực xây dựng, giao thông...

Chương trình đào tạo phát huy thế mạnh của trường Đại học Công nghệ như Công nghệ Thông tin, Điện tử và Vi cơ điện tử, Cơ học Kỹ thuật... trong các môn học đều mang tính thời sự như:

Công nghệ mới trong xây dựng – giao thông; Thiết kế, thi công các công trình đặc biệt, Thiết kế hệ thống, Phát triển bền vững; Năng lượng mới và tiết kiệm năng lượng; Quản lý và phát triển dự án; công trình xanh; Thích ứng với biến đổi khí hậu, phong thủy,...

Không chỉ gắn với nghiên cứu, chương trình đào tạo chú trọng đến các đồ án và các kỳ thực tập: 2 Đồ án bắt buộc (một đồ án sau khi kết thúc các môn cơ sở của ngành, đồ án 2 sau khi sinh viên đi vào các chuyên ngành), với 3 đợt thực tập: Thực tập tìm hiểu về nghề nghiệp, Thực tập kỹ thuật và Thực tập tốt nghiệp.

Các đợt thực tập này sẽ cung cấp cho sinh viên kỹ năng học đi đôi với hành, thông qua các bài tập và các bài tính toán thiết kế trong đồ án. Bên cạnh đó, tạo cơ hội cho sinh viên có điều kiện cho sinh viên thực hành thực tập ở các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, cũng như trao đổi sinh viên với các trường đại học của nước ngoài trong quá trình học tập.

Nhà trường cam kết sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ Kỹ thuật xây dựng- Giao thông ra trường có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp lớn trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực Công nghệ - Kỹ thuật Xây dựng.

Hiệu trưởng trưởng trường Đại học Công nghệ đã bổ nhiệm Giáo sư Nguyễn Đình Đức là Chủ nhiệm Bộ môn.

Nhấn mạnh về việc thành lập Bộ môn Công nghệ Xây dựng – Giao thông là điều tất yếu, Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội - ông Nguyễn Hoàng Hải thông tin:

Tại Quyết định thành lập trường, Thủ tướng Chính phủ đã giao hai nhiệm vụ cho Đại học Công nghệ là “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dưỡng nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học công nghệ” và “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”. 

Thùy Linh