Có những thầy cô mua bán, xin cho giáo án và đủ thứ khác trên mạng xã hội

22/11/2020 06:21
Lê Mai
0:00 / 0:00
0:00
GDVN- Đáng buồn nhất là những sản phẩm cao quý đúng ra giáo viên phải tự sản xuất, tự làm để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ lại trở nên tầm thường vì bị mua bán, xin cho

Theo Thống kê Internet Việt Nam 2020, có trên 65 triệu người dân Việt Nam, đã và đang sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và kể cả quảng cáo bán hàng. Số liệu được thống kê tính đến tháng 1 năm 2020.

Có thế nói đa phần giáo viên hiện nay đều có tài khoản mạng xã hội, việc giáo viên tận dụng mạng xã hội để để giải trí, liên hệ bạn bè, chia sẻ khoảnh khắc, mẹo vặt cuộc sống và kể cả quảng cáo mua bán hàng online là điều bình thường.

Không ít thầy cô giáo nhờ mua bán hàng online mà mua được nhà, mua được xe, có đời sống khá giả.

Nhan nhản các hội, nhóm do giáo viên lập ra trên mạng xã hội với mục tiêu hết sức tốt đẹp như trao đổi chuyên môn, chia sẻ kinh nghiệm dạy học, giáo dục học sinh cá biệt...

Sau một thời gian hoạt động một số hội, nhóm do giáo viên lập ra trên mạng xã hội, đã thể hiện mặt trái của nó, đi ngược lại mục tiêu ban đầu, trở thành nơi thầy cô mua bán, xin cho đủ thứ.

Điều đáng buồn nhất đó là những sản phẩm cao quý đúng ra giáo viên phải tự sản xuất, tự làm để trau dồi chuyên môn nghiệp vụ lại trở nên tầm thường vì bị mua bán, xin cho.

Đầu tiên phải kể đến là Kế hoạch bài dạy hay còn gọi là giáo án dạy học.

Kế hoạch bài dạy hay còn gọi là giáo án dạy học là một trong bốn hồ sơ của giáo viên được quy định phải có trước khi lên lớp.

Kế hoạch bài dạy hay giáo án dạy học được xin cho, mua bán chủ yếu dùng để đối phó với sự thanh kiểm tra của tổ, của trường...

Giáo án được giáo viên đăng xin trên Facebook (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Giáo án được giáo viên đăng xin trên Facebook (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Việc chuẩn bị Kế hoạch bài dạy hay giáo án dạy học kỹ càng đảm bảo 50% cho tiết dạy thành công trở lên.

Kế hoạch bài dạy hay giáo án dạy học là “phương án tác chiến” của giáo viên tấn công vào “đồn giặc dốt”, vì vậy nếu không tự mình chuẩn bị, tiết dạy không thể đạt yêu cầu là điều tất yếu.

Ngoài giáo án, có những điều mà giáo viên phải bắt buộc đi từ thực tế, tuyệt đối không được gieo mầm gian dối cho học trò cũng được giáo viên mua bán, xin cho đó là các đề tài khoa học kỹ thuật.

Ý tưởng đề tài Nghiên cứu khoa học kỹ thuật được giáo viên đăng xin trên Facebook (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Ý tưởng đề tài Nghiên cứu khoa học kỹ thuật được giáo viên đăng xin trên Facebook (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Ngay cả nội dung, chương trình hội thảo Nghiên cứu khoa học kỹ thuật được giáo viên đăng xin trên Facebook, đúng ra để làm được điều này người phụ trách hội thảo phải có bản lĩnh, kinh nghiệm, trải qua thực tế, có như thế mới thực sự lan tỏa điều tử tế với người khác.

Nội dung, chương trình hội thảo Nghiên cứu khoa học kỹ thuật được giáo viên đăng xin trên Facebook (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Nội dung, chương trình hội thảo Nghiên cứu khoa học kỹ thuật được giáo viên đăng xin trên Facebook (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Ngoài "xin cho", không ít giáo viên ẵn sàng trả phí để có được điều mình mong muốn. (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Ngoài "xin cho", không ít giáo viên ẵn sàng trả phí để có được điều mình mong muốn. (Ảnh chụp màn hình do tác giả cung cấp)

Thực tế, không ít giáo viên đăng mua, đăng xin giáo án... nhưng thực ra đang quảng cáo để tìm khách hàng.

Dẫu biết rằng hồ sơ sổ sách giáo viên dù được giảm nhưng vẫn còn gây áp lực do sự chồng chéo trong quy định và “phép vua thua lệ làng” ở các cơ sở giáo dục, giáo viên đi mua bán, xin cho hồ sơ để đối phó cũng không nên làm.

Việc mua bán, xin cho các sản phẩm đúng ra là của giáo viên, do giáo viên làm là điều phản cảm, không nên có khi “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”, nghề giáo đang gieo mầm mơ ước, gieo mầm tử tế cho học trò.

Tài liệu tham khảo:

https://vnetwork.vn/news/thong-ke-internet-viet-nam-2020

Lê Mai