Cô giáo lịch sử rất giỏi công nghệ thông tin

17/04/2020 06:34
Sơn Quang Huyến
0:00 / 0:00
0:00
(GDVN) - Để học sinh yêu thích, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung đã sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận trái tim học trò.

Tốt nghiệp đại học Sư phạm, khoa Lịch sử, cô giáo trẻ Nguyễn Thị Thùy Dung về Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh (thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) công tác. 

Với những bỡ ngỡ ban đầu, những quan niệm của cả trò và thầy về môn Lịch sử là môn “phụ”, làm bản thân cô Thùy Dung không ít lần nao núng, chán nản. 

Lời Bác vẫn còn đó “Dân ta phải biết sử ta - Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam" đã thôi thúc cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung tìm tòi, sáng tạo phương pháp dạy học môn Lịch sử. 

“Các em không ngại học Lịch sử” là lời tâm sự của học trò, vậy làm sao để học sinh yêu thích bộ môn? Đó là điều trăn trở của cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung trong nhiều đêm suy tư, tìm tòi giải pháp. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung tâm sự “Nhiều lần em thay đổi phương án lên lớp để tiết dạy sinh động và hấp dẫn hơn, tạo hứng thú học tập Lịch sử cho học sinh; đã làm được học sinh “thích” môn Lịch sử.

Nhưng để làm các em “yêu” bộ môn Lịch sử, học tập đạt hiệu quả cao thì quả là khó, không đơn giản như mong ước của mình”.

Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung - bên phải - trong lễ vinh danh giáo viên Năng động, Tích cực, Sáng tạo của thành phố Vũng Tàu (Ảnh kỷ yếu nhà trường)
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung - bên phải - trong lễ vinh danh giáo viên Năng động, Tích cực, Sáng tạo của thành phố Vũng Tàu (Ảnh kỷ yếu nhà trường)

Để học sinh yêu thích, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung đã sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận trái tim học trò. 

Cô Nguyễn Thị Thùy Dung tự học, thiết kế bài giảng trên Power point, bài giảng điện tử Elearning, …tận dụng tối đa các thiết dạy học bị sẵn có của nhà trường; học sinh học Lịch sử như “lạc” vào thế giới thực cổ xưa do cô giáo sử dụng linh hoạt phương tiện giáo dục.

Em Lê An, cựu học sinh Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh chia sẻ:

“Chúng em thích học Lịch sử với cô giáo Thùy Dung, cô không yêu cầu chúng em học thuộc lòng; bài cô Thùy Dung giảng sinh động, gây hứng thú học tập; kiến thức Lịch sử thu được từ nghe, nhìn và tư duy, nên nhớ lâu.

Từ cách dạy của cô Thùy Dung, chúng em có phương pháp học Lịch sử phong phú hơn; từ một bảng tên đường, hay một câu chuyện lịch sử nhỏ… cũng là phương tiện, nội dung cho chúng em học. 

Chẳng biết tự bao giờ, chúng em thích, yêu môn lịch sử, mong chờ đến tiết Lịch sử để được trải nghiệm những sự kiện lịch sử của dân tộc và thế giới qua bài dạy của cô giáo Thùy Dung.

Đến bây giờ đi làm rồi, trong ký ức em vẫn nhớ về những tiết học Lịch sử đầy thú vị với cô giáo Thùy Dung”. 

Cô giáo trẻ đầy tài năng và rất duyên dáng
Cô giáo trẻ đầy tài năng và rất duyên dáng

Để Lịch sử không đơn độc truyền cảm hứng cho học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung đã tích hợp các bộ môn khác trong tiết dạy của mình.

Cô dùng những hình tượng văn học có trong chương trình để lồng ghép vào môn Lịch sử; hình tượng đó đã tác động mạnh đến tư tưởng, tình cảm học trò; làm nổi bật các nét đặc trưng điển hình về kinh tế, chính trị, đời sống xã hội giai đoạn lịch sử; học văn là học Lịch sử và ngược lại. 

Ngoài Văn học, bài giảng Lịch sử của cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung còn tích hợp với nhiều môn học khác như Địa lý, Mỹ thuật, Âm nhạc, Giáo dục công dân…

Sáng kiến kinh nghiệm “Dạy học Lịch sử theo chủ đề, tích hợp liên môn” đã đạt giải cao, được nhiều giáo viên khác áp dụng thành công trong dạy Lịch sử ở địa phương. 

Lòng yêu nghề, nhiệt tình và tâm huyết của cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung đã được công nhận với nhiều năm là giáo viên dạy giỏi cấp Thành phố, cấp Tỉnh; nhiều năm cô được công nhận là Chiến sĩ thi đua cơ sở. 

Cô giáo dạy giỏi Lịch sử rất rành công nghệ thông tin.

Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh là lá cờ đầu của thành phố Vũng Tàu áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Đặc biệt trong thời gian học sinh nghỉ học kéo dài vì dịch Covid-19, học sinh của trường không đến trường nhưng không nghỉ học; 100% giáo viên của trường đã dạy trực tuyến. 

Từ sử dụng phần mềm Zoom, nhà trường đã chuyển sang sử dụng Microsoft Team; để học sinh có thể học tập mọi lúc, mọi nơi, trường Nguyễn An Ninh đã làm kênh YouTube của trường, với các bài giảng chất lượng, đủ các môn học; ngoài học sinh của trường đăng ký, đã có rất nhiều học sinh ở địa phương khác đã đăng ký để học. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung đang ghi hình, làm bài giảng trong mùa chống dịch Covid-19 (Ảnh tác giả cung cấp)
Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung đang ghi hình, làm bài giảng trong mùa chống dịch Covid-19 (Ảnh tác giả cung cấp)

Cô Nguyễn Thị Sông Thương - Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh, cho biết:

“Để quay một chuyên đề đưa lên kênh YouTube của trường, giáo viên dạy trực tiếp đã chuẩn bị rất kỹ giáo án, phong cách, trang phục, ngôn ngữ, thiết bị, phần mềm hỗ trợ…

Đằng sau những clip chất lượng được phát trên kênh YouTube của trường còn có sự đóng góp thầm lặng, không nhỏ của cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung. 

Cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung là một giáo viên dạy giỏi, tâm huyết với nghề. Cô Thùy Dung vừa dạy giỏi Lịch sử vừa rất giỏi công nghệ thông tin”. 

Bạn đọc có thể vào các địa chỉ sau để học tập: (Và rất nhiều bài giảng khác nữa trên YouTube của trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh)

https://m.youtube.com/watch?v=gHKgfq9_dE8

https://m.youtube.com/watch?v=gHKgfq9_dE8

https://m.youtube.com/watch?v=gHKgfq9_dE8

https://m.youtube.com/watch?v=gHKgfq9_dE8

https://m.youtube.com/watch?v=gHKgfq9_dE8

https://m.youtube.com/watch?v=gHKgfq9_dE8

https://m.youtube.com/watch?v=UV3MzLhOUOs&t=4s

https://m.youtube.com/watch?v=UV3MzLhOUOs&t=4s

https://m.youtube.com/watch?v=UV3MzLhOUOs&t=4s

https://m.youtube.com/watch?v=UV3MzLhOUOs&t=4s

https://m.youtube.com/watch?v=UV3MzLhOUOs&t=4s

Chia sẻ về mối “lương duyên” với công nghệ, cô giáo Dung tâm sự: “Em may mắn được công tác trong một môi trường sư phạm tuyệt vời, càng tuyệt vời hơn khi có sự động viên, sẻ chia, ghi nhận của lãnh đạo nhà trường. 

Trường em có phong trào tự học, mỗi giáo viên là một tấm gương tự học và sáng tạo; người biết bày cho người chưa biết, người biết nhiều bày cho người biết ít, vì thế ai cũng biết, cũng thực hiện áp dụng thường xuyên công nghệ thông tin trong dạy học. 

Em thích quay phim, chụp hình, xử lý công nghệ; chắc do bệnh nghề nghiệp, cứ muốn ghi nhận Lịch sử bằng hình ảnh, clip, công nghệ thầy ạ. 

Em chỉ đóng góp một phần bé tẹo, xíu xiu trong thành quả giáo dục của nhà trường thôi, chủ yếu là của nhiều thầy cô giáo khác”. 

Thành công của một ngôi trường là do tập thể sư phạm xây dựng; với thời đại công nghệ nếu chúng ta không tự học, giúp nhau cùng tiến bộ thì khó đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.

Chúc cô giáo Nguyễn Thị Thùy Dung và tập thể sư phạm Trường Trung học cơ sở Nguyễn An Ninh thành công hơn nữa trong sự nghiệp trồng người. 

Sơn Quang Huyến