Chủ tịch công đoàn Hải Phòng trăn trở về đạo đức nhà giáo

20/04/2018 13:31
Linh Hương
(GDVN) - Hải Phòng cũng có một cô giáo trẻ phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng…Dư luận “dậy sóng”, báo chí tốn rất nhiều giấy mực, các nhà giáo trăn trở.

Đại diện cho hàng nghìn nhà giáo tại Hải Phòng, nơi mà câu chuyện về cô giáo phạt học sinh uống nước vắt từ giẻ lau bảng, khiến dư luận bàng hoàng, tại Đại hội Công đoàn Giáo dục lần thứ XV diễn ra ngày 19/4, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hải Phòng - bà Lâm Tuyết Trinh đã nói hộ tâm tư của triệu thầy cô đang hàng ngày lặng thầm cống hiến.

Cô Lâm Tuyết Trinh khẳng định, với mỗi người thầy, nhân cách, đạo đức, danh dự luôn là tài sản quý giá nhất, luôn là động lực, là niềm tự hào để họ sống, làm nghề, cống hiến, hy sinh giữa bộn bề những lo toan đời thường.

Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hải Phòng thừa nhận, Hải Phòng có một cô giáo trẻ phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng…Dư luận “dậy sóng”, báo chí tốn rất nhiều giấy mực, các nhà giáo trăn trở. (Ảnh: Nguyễn Nhung)
Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hải Phòng thừa nhận, Hải Phòng có một cô giáo trẻ phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng…Dư luận “dậy sóng”, báo chí tốn rất nhiều giấy mực, các nhà giáo trăn trở. (Ảnh: Nguyễn Nhung)

Đồng thời, theo cô Trinh, giữa bao phức tạp, bon chen và chịu tác động không nhỏ của mắt trái cơ chế thị trường, đội ngũ của chúng ta vẫn giữ được cốt cách của mình.

Hình ảnh các thầy giáo của trường Du Lễ mang trên mình vết thương của những lần tai nạn do đường trơn, trượt trên đường đến trường, nhưng vẫn ngày ngày lên lớp giảng bài, chăm lo cho học sinh đã đem đến rất nhiều những cảm phục, trân trọng;

10 cô giáo ở trong một gian nhà công vụ khoảng 10 m2 tại trường Phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở Panang huyện Đăkrông, tỉnh Quảng Trị chật tới mức như một cô giáo nói đùa “không dám thở mạnh”, có cô giáo còn có con nhỏ mà không cô giáo nào bỏ lớp, bỏ trường;

Hay, các thầy cô và học sinh ở một trường tiểu học của huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, mùa khô phải chắt chiu từng ca nước rửa mặt mà ngày ngày vẫn lên lớp...

Chủ tịch công đoàn Hải Phòng trăn trở về đạo đức nhà giáo ảnh 2Bảo vệ nhân phẩm nhà giáo là 1 trong 5 nhiệm vụ trụ cột của công đoàn

“Hải Phòng chúng tôi có thầy giáo dạy Mầm non đã phải rất dầy công để tạo niềm tin từ phía phụ huynh học sinh và bây giờ thầy đã trở thanh hiệu trưởng Trường Mầm non Trường Thành huyện An Lão. 

Chỉ tính ở cấp thành phố của Hải Phòng trong 5 năm qua đã có 70 tập thể và 731 cá nhân được biểu dương, tôn vinh về thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,...

Nhưng Hải Phòng cũng có một cô giáo trẻ phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng…

Dư luận “dậy sóng”, báo chí tốn rất nhiều giấy mực, các cựu giáo chức, các nhà giáo đang đứng trên bục giảng đều đặt câu hỏi “Sao cô giáo có thể nghĩ ra một hình phạt như vậy” để phạt học sinh ???”, cô Trinh trăn trở. 

Đau lòng, xót xa…, đó là tâm trạng của rất nhiều cán bộ quản lý, nhà giáo của Hải Phòng… 

Và một lần nữa tiếng chuông về vấn đề đạo đức nhà giáo, vấn đề văn hóa ứng xử của nhà giáo, vấn đề dạy người lại gióng lên. 

Tuy đó chỉ là hiện tượng cá biệt “Con sâu bỏ rầu nồi canh” nhưng có xu hướng tăng lên. Vậy nguyên nhân nào dẫn tới thực trạng đau lòng đó? 

Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hải Phòng dẫn phân tích của người đứng đầu ngành Giáo dục:

Thời gian qua, hệ thống văn bản hướng dẫn của ngành Giáo dục chỉ đạo thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học đã được ban hành kịp thời, góp phần tạo hành lang pháp lý cho quá trình triển khai tại cơ sở.

Nhưng một số ít quy định trong đó còn chung chung, thiếu điều kiện thực hiện, thiếu chế tài, thiếu kiểm tra giám sát, dẫn tới quá trình thực hiện trong thực tế có nơi, có lúc chưa hiệu quả. 

Chủ tịch công đoàn Hải Phòng trăn trở về đạo đức nhà giáo ảnh 3Tuyên dương nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2017

Ngoài ra tổng hợp các ý kiến còn một số nguyên nhân khác như: thời lượng dành cho các môn đạo đức, giáo dục công dân, các hoạt động giáo dục khác đóng vai trò dạy người còn khiêm tốn, một số nơi còn bị coi nhẹ, một bộ phận giáo viên chưa toàn tâm, toàn ý với công việc dạy và giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho người học; 

Mối quan hệ nhà trường – gia đình còn lỏng lẻo, hay cách ứng xử thiếu chuẩn mực trong một số gia đình gây ảnh hưởng tới quá trình hình thành nhân cách học sinh; 

Trong chương trình, quá trình đào tạo giáo viên hiện nay còn để trống mảng đào tạo về chuẩn mực đạo đức, nghề nghiệp, kỹ năng sống cho sinh viên, giáo viên không được bồi dưỡng thường xuyên về phương pháp sư phạm, năng lực chuyên môn; cá biệt còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm, cứng nhắc chưa chia sẻ với học sinh; 

Rồi sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường tới một bộ phận giáo viên dẫn tới lối sống thực dụng làm ảnh hưởng tới phẩm chất đạo đức, tư cách nhà giáo…

Qua thực tế trực tiếp từ cơ sở và công tác chỉ đạo trong toàn ngành, cô Lâm Tuyết Trinh cho rằng, những nguyên nhân nêu trên rất xác thực, ngành giáo dục – đào tạo Hải Phòng, Công đoàn ngành giáo dục Hải Phòng cũng đã rất chú trọng quan tâm tới vấn đề đạo đức nhà giáo, văn hóa ứng xử của nhà giáo, đã có nhiều giải pháp hiệu quả. 

Và từ thực tế công đoàn giáo dục Hải Phòng đã rút ra một số bài học kinh nghiệm, đó là: 

Thứ nhất, đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn từ ngành đến cơ sở phải thực sự coi trọng vấn đề văn hóa ứng xử cùng với vấn đề năng lực chuyên môn để thường xuyên chỉ đạo, uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời (nhất là ở cơ sở, vì đây là nơi trực tiếp đòi hỏi người thầy phải có văn hóa ứng xử thể hiện trong những mối quan hệ đa chiều: với phụ huynh, học sinh, đồng nghiệp, cán bộ quản lý...); 

Chủ tịch công đoàn Hải Phòng trăn trở về đạo đức nhà giáo ảnh 4Công đoàn Giáo dục Việt Nam ký nhiều hợp tác tăng phúc lợi cho công đoàn viên

Các đồng chí cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn phải cùng phối hợp để thường xuyên nắm bắt những “hiện tượng” phát sinh trong ứng xử của nhà giáo, chú ý tiêu chí văn hóa ứng xử trong phân công làm công tác chủ nhiệm, đưa vào nguồn quy hoạch, phân công làm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn...

Phát huy vài trò nêu gương của đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo trong xây dựng môi trường văn hóa của nhà trường.

Thứ hai
, tổ chức công đoàn phải là nòng cốt trong việc triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động lớn trong ngành, việc triển khai phải thành nề nếp, có quy trình bài bản (có kế hoạch, tiêu chí, có kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết)

Thứ ba, trong chỉ đạo, tổ chức các hoạt động công đoàn cần quan tâm phối hợp với chuyên môn tổ chức các hoạt động nâng cao kỹ năng giao tiếp, ứng xử của cán bộ, nhà giáo, người lao động (Hội thi, Hội thảo, chuyên đề...):

Hội thi xử lý các tình huống trong giáo dục, hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi, hội thi cô giáo tài năng duyên dáng…Các hội thi phải tổ chức từ cấp trường, cấp cụm và cấp thành phố.

Thứ tư, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền và mở rộng phạm vi tuyên truyền.

Thứ năm, tổ chức công đoàn trong mỗi đơn vị giáo dục cần phát huy tích cực “lợi thế” trong việc xây dựng khối đoàn kết, động viên đội ngũ, khơi dậy niềm tự hào, lòng tự trọng của người thầy trong mỗi cán bộ, nhà giáo, người lao động.

Thứ sáu, chú trọng xây dựng nhân rộng các mô hình điểm các điển hình tiên tiến trong thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động, chú trọng tổ chức các hội nghị biểu dương, tôn vinh.

Và đây là nội dung quan trọng nhất trong các Lễ kỷ niệm, các hội nghị sơ kết, tổng kết của ngành.

Thứ bảy, tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trong trường học.

Linh Hương