Chỉ thị năm học 2019 có 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp, cần bổ sung điều gì nữa không?

27/08/2018 07:43
Nguyễn Cao
(GDVN) - Chỉ thị này sẽ là cơ sở để các Sở, Phòng giáo dục và các trường xây dựng các kế hoạch năm học cho địa phương và đơn vị của trường.

LTS: So sánh chỉ thị về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 với những năm trước đây, thầy giáo Nguyễn Cao cho rằng ngành giáo dục cần có những đột phá theo hướng đi lên.

Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Để chuẩn bị cho năm học mới, ngày 10/8/2018, Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã ký ban hành Chỉ thị số 2919 /CT-BGDDT về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2018 - 2019.

Đọc chỉ thị này, so sánh với chỉ thị với 2 năm học trước, có khác biệt gì không?

Vẫn là 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp, khác biệt là ở cách sắp xếp một vài vị trí các đề mục.

Ngành giáo dục cần có thêm những đột phá. Ảnh minh hoạ: http://baoquangninh.com.vn
Ngành giáo dục cần có thêm những đột phá. Ảnh minh hoạ: http://baoquangninh.com.vn

Kể từ ngày nhậm chức năm 2016, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã ký và ban hành 3 chỉ thị về nhiệm vụ năm học.

Chính từ chỉ thị này sẽ là cơ sở để các Sở, Phòng giáo dục và các trường xây dựng các kế hoạch năm học cho địa phương và đơn vị của trường.

Vì thế, điều chúng tôi băn khoăn là cả 3 chỉ thị cho 3 năm học đều có đề mục như nhau, nội dung na ná nhau như vậy liệu đã phù hợp với sự phát triển của ngành qua từng năm học, liệu chỉ thị này có thích ứng với sự phát triển của giáo dục thế giới để chúng ta hội nhập không?

Chỉ thị năm học 2019 có 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp, cần bổ sung điều gì nữa không? ảnh 29 nhiệm vụ trọng tâm trong năm học mới của ngành giáo dục

Chúng tôi đã đọc lại 2 chỉ thị về nhiệm vụ năm học của 2 năm học trước với chỉ thị năm học của năm học 2018-2019 này đều có 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp như sau:

Năm học 2016-2017 có 9 nhiệm và 5 giải pháp:

Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

3. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

6. Đẩy mạnh giao quyềntự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục đại học

7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

8. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng cáchoạt động giáo dục và đào tạo

9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Các giải pháp cơ bản

Chỉ thị năm học 2019 có 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp, cần bổ sung điều gì nữa không? ảnh 3"Bộ trưởng Nhạ nhận trách nhiệm, nhưng thi quốc gia nhất định phải có thay đổi"

1. Hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về giáo dục và đào tạo

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

4. Tăng cường công tác khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông về giáo dục và đào tạo

Đến năm học 2018-2019 cụ thể và hoán đổi vị trí 9 nhiệm vụ và 5 giải pháp

Các nhiệm vụ chủ yếu:

1. Rà soát, quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo trong cả nước

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

3. Đổi mới giáo dục giáo dục mầm non, phổ thông; đẩy mạnh giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng trong giáo dục phổ thông

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

5. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục

6. Đẩy mạnh giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo

7. Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo

8. Tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

9. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Các giải pháp cơ bản

Chỉ thị năm học 2019 có 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp, cần bổ sung điều gì nữa không? ảnh 4Những hạn chế, thiếu sót của ngành giáo dục dưới góc nhìn của Bộ trưởng Nhạ

1. Hoàn thiện thể chế, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và đào tạo.

2. Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ quản lý giáo dục các cấp.

3. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo

4. Tăng cường công tác khảo thí, kiểm định và đánh giá chất lượng giáo dục

5. Đẩy mạnh công tác truyền thông và giáo dục đào tạo

Chúng tôi định so sánh thêm chỉ thị nhiệm vụ năm học 2017-2018 nữa nhưng thấy về cơ bản cũng giống như nhau …nên thôi.

Bởi, sự khác biệt duy nhất chỉ là thay đổi một số đề mục về trật tự sắp xếp và có thêm bớt một vài từ cho mỗi đề mục.

Vì những điều trong chỉ thị đã được dư luận nói nhiều, nói mãi rồi.

Tuy nhiên, đến năm nay, dư luận nhân dân cả nước mong muốn trong các nhiệm vụ của ngành không nên thiếu và cần bổ sung, đó là:

Chỉ thị năm học 2019 có 9 nhiệm vụ, 5 giải pháp, cần bổ sung điều gì nữa không? ảnh 5Đổi mới hay chấn hưng giáo dục (2)

Đó là tình trạng gian lận trong thi cử mà đỉnh điểm kì thi Trung học phổ thông quốc gia vừa qua ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình…

Đó là tình trạng cứ đầu năm học lại có hàng ngàn giáo viên ở các địa phương mất việc.

Làm sao thầy cô có thể yên tâm công tác, cống hiến cho ngành khi mà cứ thấp thỏm phải lo mất việc.

Đó là tình trạng độc quyền sách giáo khoa hiện nay để rồi mỗi khi bước vào đầu năm học thì phụ huynh lại phải chạy hết nhà sách này đến nhà sách khác “gom” từng cuốn sách để mua cho con em mình.

Đó là tình trạng lạm thu đầu năm học khi mà nhiều nhà trường thi nhau “làm tiền” phụ huynh….

Những điều tưởng chừng như đơn giản, nằm trong tầm tay của Bộ trưởng, của ngành giáo dục nhưng hiện nay vẫn chưa giải quyết được.

Đó là ngành giáo dục phải cần bình đẳng giữa hệ thống trường công, trường tư để thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục.

Chỉ khi nào bình đẳng thì hệ thống trường tư mới phát triển tốt và san sẻ bớt gánh nặng cho ngành giáo dục.

Cần xóa bỏ sự độc quyền các gói sản phẩm giáo dục để các cơ sở, phụ huynh học sinh có thêm nhiều lựa chọn sản phẩm.

Các phong trào thi đua phải đi vào thực chất, tránh chồng chéo, tránh hình thức để người được công nhận danh hiệu thi đua cảm thấy thích thú, người không được có thêm động lực mà phấn đấu.

Giải quyết dứt điểm tình trạng bạo lực học đường để hàng ngày phụ huynh không phải thấy cảnh những đứa trẻ mầm non bị giáo viên hành xác như ở Hà Nội, An Giang… ngay những ngày đầu năm học này.

Những cảnh học sinh đánh nhau, những cảnh phụ huynh đánh thầy cô giáo không còn tái diễn trong nhà trường…

Những điều trên là mong chờ của cả nước ở ngành giáo dục.

Nguyễn Cao