Chỉ có học sinh nghèo mới... học Sử!

01/08/2011 08:00
(GDVN) - Môn thi Lịch sử thấp kỷ lục trong thời gian qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều người, nhất là với giáo viên ở bậc phổ thông.

(GDVN) – Uẩn khúc của việc vì sao học sinh lại "ôm" nhiều điểm 0 môn lịch sử kỳ thi ĐH đến như vậy, nhiều thấy cô giáo đang giảng dạy tại các trường THPT trên cả nước đã không ngại ngần chia sẻ những tâm tư của mình với báo điện tử Giáo dục Việt Nam, với mong muốn, góp một chút ít ý kiến nhỏ nhoi của mình vào việc cải thiện tình trạng học và giảng dạy môn lịch sử hiện tại.

Thời lượng học lịch sử của HS Việt chỉ bằng 1/120 của Mỹ

Thực trạng mất gốc môn Sử là chuyện hiển nhiên ở học sinh hiện nay.

Ở cấp 1 (lớp 4,5 ), các em học sử rất hăng say thế nhưng sang đến cấp 2 do giáo viên không chuyên dạy Sử (giáo viên dạy kiêm văn- sử hoặc Sử - Địa) nên chỉ cho HS ngồi chép trong sách giáo khoa.

Bên cạnh đó, học sinh cấp 2 không phải thi tốt nghiệp cũng như là thì vào cấp 3 môn Sử nên các em cảm thấy chẳng cần thiết phải học môn đó làm gì. Vì vậy, mặc dù là một môn rất quan trọng nhưng học sinh cũng vẫn không học.

Còn ở cấp 3, lượng kiến thức quá nhiều mà lại rất thiếu thời gian để cho các em có thể ngấm. Chẳng hạn, như lớp Tự nhiên, chỉ có một tiết/tuần, như thế thì khác gì “cưỡi ngựa xem hoa”?

Lịch sử của nước Mỹ chỉ có 200 năm nhưng họ học 6 tiết/tuần, còn lịch sử của ta tới hơn 4000 năm mà chỉ học có 1 tiết/tuần. Trong khi đó phim, kịch về lịch sử Việt Nam lại không có nhiều, hoặc không hấp dẫn để đủ sức thu hút người quan tâm.

Điển hình như có mỗi bộ phim “Đường tới thành Thăng Long” mà còn tranh cãi mãi thì làm sao mà học sinh mới hiểu hết được bản chất của lịch sử nước nhà?

thân là một môn được cho là khô khan, vì thế Bộ Giáo dục cần cho nhiều kênh hình hơn, giảm lượng kiến thức đi hoặc tăng số tiết dạy lên để tăng sự phong phú  và tính hấp dẫn cho môn Sử. Ngoài ra, cần tăng cường kiểm tra việc dạy và học Sử hiện nay tại tất cả các cấp học.

(Cô Bùi Thị Hà – giáo viên dạy sử Trường THPT chuyên Hưng Yên)

Chỉ có học sinh nghèo mới... học Sử!

Khối C vốn không thu hút được học sinh, trong khí đó môn Sử là môn khó  nhất. Học Sử phải nhớ một cách chính xác, không giống như môn Văn “chém cũng có thể ra điểm”, hay môn Địa thì khi hỏi về từng vùng, từng miền rất rõ ràng. Để học sinh nắm được kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa, nội dung lịch sử của dân tộc và cả thế giới là cả vấn đề lớn.

Trong khi hiện nay, tâm lí học sinh thường chỉ thích học khối A, em nào học khối C phần lớn là bắt buộc. Đa phần học sinh học khối C là nhà nghèo và ở nông thôn, gia đình các em không có điều kiện nên không học thêm Toán, Lý, Hóa, mà chọn môn Sử để… học thuộc lòng.

Vì vậy, thái độ học môn sử không phải em nào cũng yêu bộ môn Sử. Tôi đi dạy đội tuyển đi thi giải Quốc gia mà vẫn chưa thấy em nào yêu Sử cả.

Hơn nữa, làm sao các em có thể thích môn Sử trong khi sách giáo khoa Lịch Sử còn sai?

Chính vì thế, những người  biên soạn sách cần phải xem xét lại kĩ lưỡng trước khi in phổ biến và đưa vào Nhà trường.

Bên cạnh đó, bản thân môn Sử là một môn khó, vì vậy những ngươi ra đề thi nên bám sát với thực tế bên ngoài để tránh tạo nên tình trạng chán nản của thí sinh sau khi thi xong. Điều này chỉ khiến cho hoc sinh sợ môn Sử hơn.

Với đề thi như vừa rồi thì bản thân tôi cũng cảm thấy tủi thân vì mình dạy học sinh có bài bản đàng hoàng mà đề thi đánh đố các em như thế, đề ra một kiểu, đáp án ra một kiểu, ngay cả chuyên gia về Sử còn sai thì làm sao các em có thể làm được. Vì vậy, thử hỏi học sinh không sợ Sử sao được?

(Cô giáo Diệp, dạy Bộ môn Lịch Sử trường THPT chuyên Hà Nam)

dfdff
Dạy Sử cần "thổi hồn" vào những con số, truyền cho học sinh những sự đam mê. Ảnh Xuân Trung

Cách ra đề Sử: Ông nói gà, bà nói vịt, HS ôm điểm... "ngỗng"

Là một thầy giáo dạy môn Lịch sử và nhiều năm luyện thi Quốc gia cho các em học sinh giỏi, tôi cảm thấy vô cùng xót xa vì vị thế của môn Sử chưa được dư luận xã hội và tâm lý của nhiều phụ huynh, học sinh đánh giá  đúng vị trí, vai trò của môn học này.

Thực trạng đáng buồn là mỗi dịp tổng kết năm học, cả nước chúng ta lại hồ hởi khi thấy số lượng học sinh giỏi năm nay nhiều hơn năm trước, nhưng thế nào là học sinh giỏi trong khi bản thân học sinh đó không có tí kiến thức hiểu biết nào về lịch sử, thậm chí là rất mơ hồ, sai lệch về lịch sử?

Tôi không phủ nhận quan điểm cho rằng, điểm Sử thấp có yếu tố từ cách dạy. Tuy nhiên, phương pháp dạy môn Lịch sử chỉ là một lý do trong sự "cộng hưởng" của nhiều căn nguyên khác mà thôi.

Theo thầy Hiếu: Nguyên nhân điểm Sử thấp là sự
Thầy Trần Trung Hiếu

Trong quá trình giảng dạy môn Sử, điều mà tôi quan tâm và trăn trở đầu tiên là không phải truyền đạt những kiến thức gì mà thầy có mà phải truyền lửa cho học sinh sự đam mê, yêu thích môn Sử và những kiến thức về lịch sử. Sự say mê đó sẽ giúp các em chịu khó tập trung học, tự giác học, chịu khó tìm kiếm tài liệu để mở mang kiến thức.

Theo tôi, "chìa khóa" đầu tiên để giúp học sinh khai thông sự bế tắc và tránh những nhàm chán khi đối mặt với nhiều kiến thức, sự kiện, số liệu, ngày tháng là phải "thổi hồn" vào những con số và truyền cho học sinh những ngọn lửa đam mê.

Cách dạy Sử hiện nay đã thực sự “ổn” ở bậc phổ thông hay chưa? - Tôi nghĩ đó là câu hỏi và cũng là câu trả lời không chỉ dành riêng cho cá nhân tôi mà của cả các cơ quan quản lý giáo dục và các đồng nghiệp.

Tôi nghĩ Bộ GD&ĐT vừa đã có chủ trương "giảm tải" chương trình và sách giáo khoa môn Sử ở bậc học THPT ( bắt đầu thực hiện trong năm học tới), nhưng theo tôi, khâu ra đề thi vào đại học, cao đẳng cũng rất cần có sự cải tiến, điều chỉnh cho những năm học sau. Có như thế, đề thi mới sát tầm và phù hợp với trình độ của nhiều đối tượng thí sinh.

(Thầy Trần Trung Hiếu - trường THPT chuyên Phan Bội Châu, TP Vinh – Nghệ An)
 

Minh Quý – Xuân Trung (ghi)

{iarelatednews articleid='9068,8701,7671,9242,8853,8775,8701,6961,1372'}

alt