Bi hài bài thi ĐH Lịch sử: “Nhật bản có bom nguyên tử để dọa Liên Xô”

23/07/2012 06:01
Hồ Tuấn Anh
(GDVN) - Trong kỳ thi ĐH 2012, ở môn Lịch sử, thí sinh không chỉ bịa “Đảng cộng sản ra đời năm 1975”, mà còn gắn cho “Nhật bản là thành viên sáng lập tổ chức Asean”.

Ở phần Lịch sử thế giới (phần tự chọn), chủ yếu các thí sinh chọn câu 4a (về Ấn Độ). Rất nhiều bài làm của thí sinh khi chọn câu 4b (về Nhật Bản) mắc nhiều lỗi “khịa kiến thức” theo kiểu “viết lại lịch sử” với phương châm “thà viết nhầm hơn bỏ sót”: “Năm 1945, Liên Xô thua quân đồng minh nên Nhật Bản đã dùng bom nguyên tử để doạ các nước khác”; “Nhật Bản sở hữu, chế tạo thành công bom nguyên tử để doạ thế giới”; “Nhật Bản cậy mình giàu có nên đem quân đi xâm lược thuộc địa ”, “Nhật Bản có bom nguyên tử để dọa Liên Xô ”, “Nhật Bản là thành viên sáng lập tổ chức ASEAN ”…

 TRA CỨU ĐIỂM THI ĐẠI HỌC CAO ĐẲNG 2012
Kỳ thi ĐH năm nay, vẫn có nhiều điểm 0 môn Lịch sử - Ảnh minh họa
Kỳ thi ĐH năm nay, vẫn có nhiều điểm 0 môn Lịch sử - Ảnh minh họa
HỘP THƯ TỐ CÁO TIÊU CỰC GIÁO DỤC
Lỗi phổ biến nhất của nhiều thi sinh ở câu này là không phải thiên về chi tiết ngày tháng năm và những số liệu mà nhầm lẫn kiến thức rất cơ bản giữa Liên Xô với phát xít Nhật Bản, giữa Mỹ với Nhật bản, giữa kẻ ném bom nguyên tử với nước bị ném bom… Vì nhiều lý do mà chúng tôi không thể trích dẫn nguyên văn hết những đoạn viết, lời bình như thế của nhiều thí sinh trong bài làm của mình.

Dù sao, dù bất cứ nguyên nhân nào thì những bài thi lịch sử như thế , theo chúng tôi nếu “trượt” đại học là hoàn toàn xứng đáng. Xin giành phần bình luận cho các độc giả và công luận.

Thực tế lượng thí sinh dự thi khối C ( tức là có thi môn Lịch sử) trong kỳ thi tuyển sinh đại học không nhiều, chỉ chiếm khoảng 4 đến 5 % trong tổng số hồ sơ dự thi hàng năm. Thế nhưng hầu như năm nào cũng vậy, sau khi kỳ thi kết thúc, môn Lịch sử lại trở thành tâm điểm chú ý của dư luận. Nào là nhiều bài gây sốc; Hàng ngàn điểm 0; Đề đánh xuôi, đáp án thổi ngược… Nhìn chung là chê nhiều hơn khen.

Khác với các năm trước, năm nay Bộ GD-ĐT đã cho công bố đáp án sớm hơn (ngay sau khi môn thi cuối cùng kết thúc). Nhờ thế mà các nhà chuyên môn, giáo viên, học sinh có cơ hội nhiều hơn để góp ý, phản biện.

Kỳ thi đã khép lại, công đoạn cuối cùng là chấm thi cũng đã căn bản hoàn thành, các trường đã rục rịch công bố kết quả. Cũng như những năm trước, Lịch sử vẫn là môn có kết quả vào hàng thấp nhất. Vì thế một lần nữa, với tư cách là những giáo viên trực tiếp giảng dạy lịch sử ở bậc THPT, chúng tôi muốn mổ xẻ những điểm chưa chuẩn trong đáp án của Bộ GD-ĐT để mong Bộ mà cụ thể hơn là ê kíp làm đề thi của những năm sau rút kinh nghiệm, tránh xẩy ra những “sự cố” đáng tiếc gây hoang mang cho thí sinh dự thi (kể cả thí sinh đã đạt giải nhất HSG quốc gia môn Lịch sử cũng đã lên tiếng không đồng tình với đáp án của Bộ).

Câu 1, Có sự vênh nhau giữa đề thi và đáp án là điều không thể chối cãi: Nguyên tắc cơ bản là học sinh được học như thế nào sẽ thi như thế ấy. Thế nhưng trong đề thi câu hỏi nằm ở mục 3 bài 12 “ Những chuyển biến mới về kinh tế…”, đáp án lại có ¾ rơi vào mục 1: Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp”.

Câu 2, học sinh trung bình không làm được bài và học sinh giỏi không có cơ hội thể hiện: Đáp án đưa ra 5 mốc thời gian cụt ngủn như vậy để minh học cho 5 thời kỳ lịch sử Việt Nam từ 1930-2000 thì với thí sinh trung bình sẽ không thể nhớ khái quát như vậy. Nhưng với thí sinh giỏi thì hoặc là các em chia khác. Ví dụ nhiều em ghép từ 1945-1975 làm một thời kỳ. Nhưng điều quan trọng hơn là thí sinh sẽ khái quát được nhiệm vụ trọng tâm của mỗi thời kỳ, nhưng đáp án lại không ghi nhận điều đó nên dù giỏi thí sinh cũng không có cơ hội ghi điểm ở ý này.

Câu 3, vừa lủng củng, vừa máy móc lại thiếu ý: Lủng củng vì lối diễn đạt không đúng với tiến trình lịch sử và trùng lặp. Ở ý 1 đã trình bày sau chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng… Đến ý 2 lại quay lại cuối năm 1974 đầu năm 1975, rồi đến ý 3 lại lặp lại sau chiến dịch Huế - Đà Nẵng. Máy móc vì chỉ trong 3 ý mà có tới 3 lần trích Văn kiện của Bộ Chính trị. Trong khi đó có một cơ sở thực tiễn rất quan trọng là chiến thắng Phước Long (6-1-1975) lại không được nhắc tới.

Câu 4a, người làm đáp án cũng nhận thức sai đề: Trình bày chính sách đối ngoại của Nhật Bản mà lại đưa cả phong trào đấu tranh của nhân dân Nhật Bản để phản đối chính sách đối ngoại của chính phủ vào đáp án thì rõ ràng là lạc đề. May mà Bộ GD-ĐT đã kịp thời điều chỉnh mà thực chất là sửa sai.

Đề thi và đáp án không chỉ đơn thuần là phục vụ cho một kỳ thi. Trong một nền giáo dục còn nặng vể thi cử như nước ta, phần đông học sinh học với mục đích đi thi, thì đề thi và đáp án có vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cách dạy và học ở trường phổ thông. Vì thế đòi hỏi phải chính xác tuyệt đối. Những thiếu sót ở trên không thể khẳng định đáp án đã chuẩn, và cũng không phải là sơ xuất nhỏ. Thực chất đó là những sai sót gây hoang mang cho học sinh và làm cho những giáo viên đứng lớp bất bình.

NHỮNG SỰ KIỆN NỔI BẬT

Chấn động clip thầy giáo ở Thái Nguyên "tra tấn" nữ sinh

Đầu Rùa ở Văn Miếu rồi sẽ biến thành... đầu Kiến

Thâm nhập lớp học "tra tấn" học trò ở Thái Nguyên

Xem clip con bị “tra tấn” ở Thái Nguyên, phụ huynh đòi “xử” giáo viên

Chùm ảnh: Thầy trò tranh nhau sờ đầu rùa Văn Miếu

Choáng váng: Thí sinh thi Đại học viết "Đảng Cộng sản ra đời năm 1975"

ĐIỂM NÓNG

Tuyển sinh 2012

Thi tốt nghiệp THTP 2012

Hoa khôi các trường ĐH

Ngôi sao học đường

Đổi mới Giáo dục

Xem nhiều nhất trong tháng

Hồ Tuấn Anh