Âm nhạc: Không nhất thiết học trò phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ!

28/01/2018 07:16
Thùy Linh
(GDVN) - Thạc sĩ Lê Anh Tuấn - Chủ biên môn Âm nhạc cho biết, nhạc cụ là một nội dung phân hóa, không nhất thiết học sinh phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố dự thảo các chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong chương trình giáo dục phổ thông mới để xin ý kiến các tầng lớp nhân dân. 

Theo đó, chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều điểm thay đổi so với chương trình hiện hành. 

Một trong những thay đổi khác trong chương trình phổ thông mới là môn Âm nhạc, Mỹ thuật được dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12.

Thạc sĩ Lê Anh Tuấn - Chủ biên môn Âm nhạc cho biết, nhạc cụ là một nội dung phân hóa, không nhất thiết học sinh phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ. (Ảnh: Thùy Linh)
Thạc sĩ Lê Anh Tuấn - Chủ biên môn Âm nhạc cho biết, nhạc cụ là một nội dung phân hóa, không nhất thiết học sinh phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ. (Ảnh: Thùy Linh)

Tuy nhiên, nhiều ý kiến lo ngại rằng điều kiện cơ sở vật chất hiện tại của các trường chưa thể đáp ứng việc dạy học sinh chơi được một nhạc cụ thành thục.

Thạc sĩ Lê Anh Tuấn - Chủ biên môn Âm nhạc cho biết, nhạc cụ là một nội dung phân hóa, không nhất thiết học sinh phải cùng học, cùng chơi một loại nhạc cụ. 

Đối với, học sinh từ lớp 1 đến lớp 3, các em học chơi nhạc cụ tiết tấu: bộ gõ cơ thể, bộ gõ Việt Nam, nhạc cụ nước ngoài, nhạc cụ từ làm từ vật liệu sẵn có. Từ lớp 4 có thể học sáo trúc, monica… 

Chương trình lần này cũng không đặt mục tiêu dạy học sinh chơi thành thạo một loại nhạc cụ ở mức cao, mà giúp học sinh hình thành và phát triển được năng lực âm nhạc, biểu hiện của năng lực thẩm mỹ trong lĩnh vực âm nhạc. 

Còn nếu học sinh muốn chơi thành thạo một loại nhạc cụ thì cần phải có thời gian để rèn luyện thêm.

Thùy Linh