Tại sao Harvard không cứu nổi giáo dục Mỹ?

20/06/2019 06:00
Nguyễn Thị Lan Hương
(GDVN) - Harvard là nổi tiếng, là uy tín của nước Mỹ! Nhưng những mặt trái của Harvard cũng ở ngay đấy, từ trong lịch sử thành lập cho đến những lịch sử hiện đại.

LTS: Tác giả Nguyễn Thị Lan Hương - nghiên cứu sinh về giáo dục tại Hoa Kỳ tiếp tục gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết "Tại sao Harvard không cứu nổi giáo dục Mỹ?".

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết này.

Trong bất kỳ thời kỳ nào của lịch sử con người, khi đạo đức con người không còn và tội ác chống lại con người không bị trừng phạt, đó là thời kỳ của suy tàn và diệt vong! 

Tội ác đã xảy ra ở Harvard Square, tại những nhà thờ xung quanh Harvard, bởi những con người nhân danh Thiên Chúa, vào tháng 1/4/2019 và tất cả nước Mỹ im lặng!

Cuốn sách Making Harvard Morden – The Rise of America University giúp chúng ta hiểu rõ về tại sao Harvard không đẹp và tử tế như những gì chúng ta thường hay nghĩ. 

Nó là lịch sử tội ác của nước Mỹ, ngay trong lòng nước Mỹ và bởi những nhóm thiểu số quyền lực của nước Mỹ.

Cuốn sách Making Harvard Morden – The Rise of America University (Ảnh: tác giả cung cấp).
Cuốn sách Making Harvard Morden – The Rise of America University (Ảnh: tác giả cung cấp).

Harvard đang theo đuổi và chia sẻ với những quyền lực toàn cầu về “tự do toàn cầu thương mại và giáo dục”, sử dụng quốc tế hóa giáo dục như một cách để đa dạng hóa những quyền lực mềm của Mỹ với các thị trường thế giới. Nhưng câu hỏi tôi đã hỏi và chả ai có thể trả lời:

“Harvard, đại diện cho tinh túy của nước Mỹ, mà không thể giúp giải quyết sự khủng hoảng giáo dục trầm trọng của nước Mỹ? Thì toàn cầu hóa, quốc tế hóa giáo dục cho ai?”.

Những chiều tối đến đọc sách ở hiệu sách Harvard, những cảnh quay và các “diễn viên” được trình diễn xung quanh tôi, để làm nên một bộ phim tư liệu về “Đã có một Harvard như thế”; hay với Boston, “Chuyện chỉ có ở Boston” nhằm giả mạo hóa cho những thông tin thật đáng hổ thẹn mà Mỹ - Harvard rất thích, “Harvard, 4h 30 sáng” hay “Em phải đến Harvard để học kinh tế”, còn nữa thì “Mẹ Hổ”, những người bạn Trung Quốc quý hóa với thị trường giáo dục lên tới 30 triệu sinh viên, chưa kể đến Ấn độ 30 triệu nữa, kèm với cả thế giới ngót nhẹ cũng 800 triệu, quốc tế hóa toàn cầu giáo dục thật sung sướng! Và chỉ cần mỗi tên tuổi từ Mỹ - Harvard!

Sự thật đáng buồn cười ở chỗ, một người Việt cứ được hỏi để lái sang người Trung Quốc? 

Một sự thật của giả mạo giáo dục mà ở ngay chương trình Global Leadership do Harvard tổ chức cùng với Common Core/Boston, nhằm trình chiếu với thế giới về những gì sẽ là một lãnh đạo toàn cầu!

Tháng 2/2019, tôi được dự cùng chương trình đó với đầy đủ các anh tài của những nước là đồng minh và thị trường lớn của Mỹ, trong chương trình chia nhau làm giáo dục toàn cầu.  

Xin thưa, tôi biết rõ những gì các bạn đã và đang làm, với tôi, nó chỉ là 2 xu với những gì tôi đã biết từ những năm 2000!  

Giờ này, khoác lên mình Harvard Global Leadership đi dạy dỗ lại cho thế hệ trẻ và những đứa trẻ học cùng với tôi ở lớp học đó, dẫu chúng có thông minh thật, dẫu chúng có khả năng thực hiện các chương trình máy tính xuất sắc, dẫu chúng có đại diện cho những gì là ưu tú nhất ở Boston và các quốc gia (đủ mặt các thị trường lớn nhất, đặc biệt nổi trội là Ấn và Trung Quốc), tôi có nói rõ trong các ngày học đó:

Não – Trí Tuệ Con Người và AI trong giáo dục: Liệu có những điểm mù?
Não – Trí Tuệ Con Người và AI trong giáo dục: Liệu có những điểm mù?

(i) Sự thật về giáo dục không dựa trên công nghệ. Công nghệ chỉ là công cụ, còn con người và giá trị nhận thức của con người, không có công nghệ nào giúp cả;

(ii) Những gì tôi tiếp xúc với các bạn trẻ đó, thật quý. Nhưng nó giúp tôi nhận ra một sự thật nữa, tất cả chúng đều đã biết giả vờ đóng kịch, cùng với tôi, cho một chương trình sẽ dùng để làm mẫu cho giáo dục toàn cầu, với những gương mặt đến từ nhiều quốc gia. Chúng ta giáo dục giới trẻ để dạy chúng dối trá và diễn kịch? Và để làm lãnh đạo toàn cầu?

(iii) Khi giáo dục dựa trên kỹ năng và năng lực cá nhân, nó đánh mất đi sự tử tế giữa con người và con người. Một hệ thống giáo dục và xã hội chỉ tưởng thưởng cho những kẻ mạnh, những kẻ thông minh xuất chúng, những kẻ có lợi thế trong học tập – gia đình – vị thế xã hội, đó là nền giáo dục cho loài nào? Đâu có phải là loài người?

Tiếc thay, vô số chương trình và sách vở ở Mỹ hiện đại, đã và đang phát triển theo hướng đó.

Họ nghiên cứu về trí tuệ con người, phân loại trí tuệ và trí thông minh của con người, gắn nhãn mác và phân loại giáo dục con trẻ với việc “học sinh da màu nào học giáo viên da màu đó có hiệu quả hơn”, hay giả “giáo dục tại trường lựa chọn có hiệu quả cho những học sinh da màu, bởi đó là dân chủ lựa chọn của phụ huynh và học sinh”.

Nhưng, đằng sau tất cả đó là một sự thống nhất và kiên định làm “thui chột” về tâm lý và khả năng phát triển năng lực toàn diện của những tầng lớp và con người đang từ thiểu số chuyển sang đa số trong xã hội Mỹ. 

Harvard cũng là một trong hơn 25 đại học hàng đầu của Mỹ thực hiện những nghiên cứu và “giúp đỡ” xã hội Mỹ, giáo dục Mỹ đi theo những đường hướng chia rẽ và phân biệt con người!

Một ví dụ khá hài hước ở Harvard. Trường Harvard Kennedy School tổ chức hội thảo lớn về “Democracy and Big Tech”.   

Một dàn các bác lớn đại diện cho các tập đoàn công nghệ Mỹ đến dự và phát biểu rất mạnh mẽ về vai trò của tech với dân chủ Mỹ, như thể ai đó của Việt Nam cũng tuyên ngôn “Chưa khi nào chúng ta dân chủ thế này!”.

Tiếc thay, không một ai đại diện cho giáo dục, đại diện cho da màu, đại diện cho bất bình đẳng, đại diện cho những kẻ ở St. Francis mà được đặt tên là “dead-end” (điểm chết cuối cùng), đến để phát biểu. 

Tôi phát biểu, tôi hỏi họ: Dân chủ là người dân làm chủ. Hãy nói cho tôi biết, ai đang làm chủ dữ liệu của người dân ở nước Mỹ và trên thế giới?

Hãy nói cho tôi biết ai đang dùng con người để thử nghiệm với máy móc, bằng việc hacking trí não kẻ khác chỉ qua một đêm?

Kết nối trí não họ với các chương trình máy học để đi giáo dục online toàn cầu, kiếm tiền trên xâm phạm nhân quyền và cuộc đời kẻ khác?

Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội
Giáo dục ở Mỹ giờ là chỉ dấu của bất bình đẳng xã hội

Tất cả các công nghệ hiện tại đều thuộc sở hữu tư nhân. 300 năm hơn tư bản tư nhân ở Mỹ có thời kỳ nào là tử tế với người dân Mỹ, hay chính ở tất cả các bảo tàng của Mỹ, về lịch sử nước Mỹ, đều ghi nhận những tội ác mà những kẻ giàu có đạt được là trên máu và cuộc đời của hàng triệu triệu người khác?

Hãy chứng minh làm sao, lợi ích tư bản tư nhân kết hợp với tham nhũng chính trị ở Mỹ, mà công nghệ có thể dung hòa với dân chủ?”.

Người dẫn chương trình cắt lời tôi. Không ai trả lời tôi. Và tôi biết, họ dùng tôi để quay phim và diễn vai cho Harvard, cho quảng bá giáo dục ở Harvard, chứ họ thừa hiểu, làm sao họ trả lời những câu hỏi trên!

Chưa xong, vào tháng 3/2019, ở Harvard Education School (Graduate), những hội thảo về giáo dục đại học quốc gia và chiến lược mới cho Mỹ. 

Giáo sư nổi tiếng Howard Gardner trình bày về nghiên cứu hơn 6 năm qua về giáo dục và sinh viên, nói đủ thứ về những gì diễn ra với sinh viên…

Thú thật, rất kính trọng Giáo sư về những loại trí tuệ bác nghiên cứu, nhưng nghe bác trình bày về những gì liên quan đến giáo dục đại học Mỹ, tôi nghĩ đến một điều mà tôi đã tự hỏi mình từ rất lâu:

“Harvard có một Derek Bok, một con người rất tâm huyết với giáo dục đại học và cải cách giáo dục, mà tại sao Bok chỉ có thể viết lại một vài vấn đề sự thật của giáo dục Mỹ, chứ cũng chả thế nào cứu giúp nổi ngay Harvard của Bok, chứ đừng nói đến hệ thống giáo dục mà dựa trên quá nhiều giả dối này?”.

Harvard là nổi tiếng, là uy tín của nước Mỹ! Nhưng những mặt trái của Harvard cũng ở ngay đấy, từ trong lịch sử thành lập cho đến những lịch sử hiện đại và Harvard, bản chất của một tổ chức kinh doanh đứng sau Harvard mới là điều đáng ngại tác động đến việc “làm ăn toàn cầu” của Harvard.

Hơn 2 tháng đi vòng quanh Harvard để xin thông tin và liên hệ với tổ chức sinh viên thực hiện chương trình nghiên cứu về sinh viên khó khăn/sinh viên bỏ học tại Boston, câu trả lời tôi nhận được là: “Sinh viên Harvard rất bận với những kế hoạch toàn cầu, họ không quan tâm đến Boston”.

Tôi ngạc nhiên quá, bởi đất đai của Harvard thuộc về Boston, những chương trình họ nghiên cứu trong quá khứ đều ở Boston, họ đã được nhận thêm một loạt tiền ngân sách và dự án từ Chính phủ liên bang, bang và Boston về mở rộng khu vực đất Harvard – Charlie ngay đầu năm 2019, vậy nhưng sinh viên Harvard không quan tâm đến Boston?  

Sự thật là thế, hay sự thật tôi chỉ là một con rối, được dùng để làm marketing vòng quanh Harvard và Boston, phục vụ cho chương trình giáo dục toàn cầu mà đứng tên Harvard?

Ca dao Việt Nam có câu:

Con vợ khôn lấy thằng chồng dại

Như bông hoa nhài cắm bãi phân trâu

Không rõ, Harvard là hoa nhài trong đống phân trâu của Mỹ hay ngược lại?

Harvard, với lịch sử kinh doanh đầy khôn ngoan của mình, đều biết đong đếm tính kỹ từng tý, dù đấy chỉ là từ thương hiệu mình gắn trên mũ được bán với giá $10/cái. 

Chỉ trong 2 tháng, tôi phải mua 7 cái vì bị mất mũ Harvard, do bởi có những kẻ muốn tôi mua nhiều loại mũ với nhiều loại tên trường ở Boston, hơn là chỉ có 1 mũ Harvard.

Những nhà thờ xung quanh Harvard thật đẹp, nhưng với những bạn như Vincent, Paul, Peter và vô số những người vô gia cư “diễn vai” cùng tôi trong nhà trọ dành cho những người vô gia cư ngay dưới hầm của nhà thờ (Harvard Square Homeless Center; Y2Y), tôi hiểu rõ được, tại sao nước Mỹ lại khốn đốn đến thế này. 

Những điều thực sự cần để sinh viên Mỹ đạt thành tựu
Những điều thực sự cần để sinh viên Mỹ đạt thành tựu

Họ luôn dối trá, dối trá có hệ thống và sẵn sàng “dựng chuyện” (narrative storytelling) để kinh doanh, bằng cuộc đời kẻ khác, bằng những tri thức thu thập và tích lũy từ thế giới, và mang tên họ để làm thị trường.

Đó là lịch sử của một nền giáo dục được đi “ăn cắp”, vay mượn tri thức và số hóa nó dưới tên của một vài thương hiệu toàn cầu…

Nó không hề khác chút nào với lịch sử của nền kinh tế ăn cướp dựa trên chiến tranh - kinh tế - công nghiệp, mà nước Mỹ đã thực hiện hơn 60 năm qua trên thế giới. 

Để gây chiến tranh, để tạo dựng mâu thuẫn, họ sẵn sàng “tạo dựng chứng cứ giả”, dùng Hội Đồng Bảo An và các tổ chức quốc tế, đồng minh của mình, bù lu bù loa về những “tội ác” giả và để bắt đầu những cuộc chiến nhằm phát triển công nghệ chiến tranh, mua bán vũ khí, mua bán những gì đằng sau của những cuộc chiến tranh ủy nhiệm với những bạn quốc gia vĩ đại khác…

Tại sao Harvard không cứu nổi giáo dục Mỹ? Bởi Harvard cũng chỉ là một trong nhiều công cụ mà nước Mỹ dùng để dối trá với thế giới, với chính người Mỹ và giáo dục Mỹ!

Hãy để một người chết và một người còn sống nói về phương thức hoạt động của nước Mỹ:

“Chúng ta xây dựng chính sách trước, rồi sau đó chúng ta cố gắng tìm ra những thông tin…để hỗ trợ chính sách…”. [1] 

Chúng ta đã bị lừa dối về chiến tranh Việt Nam…”. [2] 

Nhưng, cố tình lừa dối cả thế giới giáo dục về máy học với AI và lạm dụng cuộc đời của một phụ nữ, một đứa trẻ trong suốt hơn 5 năm qua, để gây dựng “số hóa” dữ liệu tri thức và kỹ năng của 30 năm làm việc, và để “quốc tế hóa” giáo dục cho nước Mỹ và thế giới, là gì, nếu không phải là tiếp tục lừa dối, tiếp tục tội ác, với học sinh Mỹ, với thế giới học tập?

Thật đáng hổ thẹn cho Harvard và nước Mỹ của những kẻ chuyên dối trá, chuyên lừa gạt và sẵn sàng làm mọi việc, chỉ để mưu lợi về kinh tế và quyền lực.

Một thế kỷ 20 đã qua, và một thế kỷ 21 mới đang diễn ra…

Nước Mỹ với những người lãnh đạo vẫn đó.

Chỉ khác là trước kia nhân danh chiến tranh vì tự do - dân chủ - nhân quyền, nay chuyển sang nhân danh giáo dục toàn cầu – toàn cầu hóa kinh tế và số hóa cả thế giới! 

Liệu cả thế giới có đồng thuận để Mỹ và mấy bạn nước lớn chia nhau thống trị dữ liệu con người, cầm cố tương lai cả thế giới vào tay những kẻ bất lương đó không?

Tài liệu tham khảo:

[1] Những ghi nhớ của Tom Polgar - http://lde421.blogspot.com/2013/01/tom-polgar-remembers.html

[2] https://www.voatiengviet.com/a/cuu-bo-truong-quoc-phong-my-chuck-hagel-chung-ta-da-bi-lua-doi-ve-chien-tranh-viet-nam-/4424386.html

Nguyễn Thị Lan Hương