Hướng học và hướng nghiệp tại Pháp

07/04/2019 07:05
Nguyễn Khánh Trung
(GDVN) - Với người Pháp, việc học hành và nghề nghiệp luôn gắn bó với nhau, việc hướng học cũng có nghĩa là hướng nghề định nghiệp cho người trẻ trong tương lai.

Người Pháp không mấy khi tách khái niệm hướng nghiệp ra khỏi hướng học, hai điều này luôn đi chung gọi là “hướng học và hướng nghiệp” (orientation scolaire et professionnelle).

Gọi như vậy là hợp lý vì việc học hành và nghề nghiệp luôn gắn bó với nhau, việc hướng học cũng có nghĩa là hướng nghề định nghiệp cho người trẻ trong tương lai. 

Có ba mốc lớn trong chương trình học phổ thông là lớp 9, lớp 10 của Trung học phổ thông và sau khi học xong tú tài. 

Người Pháp quan niệm việc học hành và nghề nghiệp luôn gắn bó với nhau. (Ảnh minh hoạ: vov.vn).
Người Pháp quan niệm việc học hành và nghề nghiệp luôn gắn bó với nhau. (Ảnh minh hoạ: vov.vn).

Mốc 1

Hết lớp 9, học sinh phải chọn hướng tương lai cho mình: hoặc sẽ vào trung học phổ thông, hoặc sẽ vào trung học chuyên nghiệp để học một nghề cụ thể và có thể hội nhập vào cuộc sống lao động ngay. 

Trong chương trình lớp 9, học sinh bắt buộc phải trải qua một tuần “thực tập khám phá” nghề nghiệp để làm quen, khám phá thế giới việc làm và từ đó suy nghĩ và quyết định lựa chọn, lên kế hoạch vào đời một cách phù hợp nhất. 

Học giỏi thì tội gì đi sư phạm hả cô?

Các em học sinh lớp 9 phải tìm kiếm, liên hệ với các công ty, các hội đoàn hay các cơ quan Nhà nước để xin thực tập.

Các em phải viết đơn, viết báo cáo về kỳ thực tập, dĩ nhiên là nếu cần thì có sự hướng dẫn, tư vấn của giáo viên chủ nhiệm, các chuyên viên tư vấn hướng nghiệp được đào tạo và cha mẹ của các em.  

Sau khi suy nghĩ dựa trên sự hiểu biết về bản thân, về các lĩnh vực nghề nghiệp, cũng như dựa vào sở trường, sở đoản, vào kết quả học tập, các em phải đưa ra quyết định chọn học trường trung học phổ thông hay trường trung học chuyên nghiệp. 

Với trường trung học chuyên nghiệp, các em có thể thi lấy các chứng chỉ nghề vào năm lớp 11 và ra đi làm ngay hay học hết bậc tú tài chuyên nghiệp; với trường phổ thông, các em có thể theo đuổi việc học xa hơn.

Mốc 2

Đối với các học sinh chọn vào trung học phổ thông, thì sau khi đã học một số môn chung ở lớp 10, các em phải chọn phân ban bắt đầu từ lớp 11 gồm có ban khoa học, kinh tế xã hội, văn chương và kỹ thuật.

Như vậy, hết năm lớp 10, các học sinh lựa chọn học lên cao phải quyết định hướng

học tập của mình, điều này liên quan đến việc học ở bậc đại học sau này.

Mốc 3

Sau khi tốt nghiệp tú tài, mặc dù đã định hướng, nhưng các cô cậu tú một lần nữa

Tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp cho học sinh Hải Phòng

phải quyết định một cách cụ thể ngành nghề mình theo học ở bậc đại học.

Để giúp học sinh suy nghĩ và lựa chọn, Văn phòng Quốc gia Thông tin về Đào tạo và Nghề nghiệp - một tổ chức của Nhà nước, trực thuộc Bộ Giáo dục và Giới trẻ và Bộ đại học và Nghiên cứu sẽ cung cấp tất cả các thông tin về các các ngành, các trường để phục vụ việc lựa chọn ngành nghề cho giới trẻ, cũng như các hoạt động dành cho phụ huynh trong việc hỗ trợ con họ lựa chọn ngành nghề.

Có nhiều lựa chọn dành cho các cô cậu tú phổ thống: vào một trường có tính chuyên môn cao như kiến trúc, dược, hay nghệ thuật; vào một trường trung học kỹ thuật, hay vào các đại học… 

Giáo dục hướng học và hướng nghiệp lúc nào

Vào năm lớp 9, học sinh phải thực hiện một lựa chọn hết sức quan trọng và hệ thống giáo dục đã tổ chức các hoạt động hỗ trợ các em thực hiện lựa chọn này, chẳng hạn như kỳ thực tập bắt buộc, tuy nhiên giáo dục hướng nghiệp đã được lồng ghép suốt lộ trình học tập trải dài trong những năm trước đó, thậm chí là từ bậc mầm non.

Trong ngôi trường các con tôi đang theo học, ở các lớp mầm non, các bé đã được làm quen với các ngành nghề khác nhau bằng cách thỉnh thoảng, cô giáo mời một người lớn vào lớp để kể về công việc của mình cho các cháu nghe, nhằm tạo cơ hội cho các cháu làm quen với đời sống và nghề nghiệp của người lớn. 

Ở các lớp lớn hơn, lâu lâu giáo viên tổ chức các tuần lễ học tập bên ngoài hay các  hay các chuyến dã ngoại. 

Chẳng hạn, các lớp học của các con tôi (một cháu học lớp 4 và một cháu học lớp 5) vừa mới trải qua 1 tuần ở một hòn đảo, ở đây, các cháu học được rất nhiều các kỹ năng và kiến thức thực tế cần thiết cho cuộc sống và cũng là dịp để khám phá các ngành nghề (nghề cá, nghề làm muối…).

Tôi cho rằng, đi xuất khẩu lao động cũng là một nghề

Khác với Việt Nam là đa số người trẻ chen chân vào đại học, chẳng hạn năm 2018 vừa rồi có tới 74,3 % các cô cậu tú đăng ký thi đại học hoặc cao đẳng.

Các bạn trẻ Pháp thực tế hơn, số liệu cho thấy chỉ có 45% có bằng sau tú tài, nghĩa là tốt nghiệp trung cấp trở lên; có 43% có các chứng chỉ nghề hoặc tốt nghiệp tú tài nghề và có 13% không có bằng cấp, trong đó có 7% chỉ có chứng nhận học hết lớp 9. 

Nguyễn Khánh Trung